Số phận' những chiếc máy bay riêng của đại gia Việt

Thứ năm, ngày 22 tháng 9 năm 2022 | 15:44

Sau một thời gian sở hữu, các đại gia Việt đã quyết định nhượng lại máy bay riêng cho đối tác vì những lý do khác nhau.

Beechcraft King Air350 và Legacy 600 của bầu Đức

Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức là người đầu tiên mở màn trào lưu tậu"máy bay riêng của giới đại gia Việt. Năm 2008, bầu Đức chi 5,1 triệu USD mua chiếc máy bay hãng Beechcraft King Air 350, số seri FL-417, có sức chứa 12 người, do hãng Raytheon Aircraft (Mỹ) sản xuất, động cơ Pratt &Whitney PT 6-60A (Canada).

'Số phận' những chiếc máy bay riêng của đại gia Việt

 Bầu Đức là người Việt đầu tiên công khai chuyện mua máy bay riêng. Ảnh: Internet

Đây là máy bay phản lực cánh quạt hai động cơ loại nhỏ, sức chở tối đa 11 người, thân dài hơn 10 m, sải cánh hơn 15 m, buồng lái có chỗ cho 2 phi công. Bầu Đức cho biết tậu máy bay để phục vụ công việc.

Để đưa vào khai thác, bầu Đức còn tốn thêm khoảng 2 triệu USD nộp thuế, thuê tổ lái, bảo dưỡng kỹ thuật...

Tuy nhiên, đến năm 2016, đại gia Việt đầu tiên sở hữu máy bay đã bán lại chiếc Beechcraft King Air350 cho Công ty Hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines) - một đơn vị kinh tế thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc Phòng. Giá bán không được tiết lộ.

Đầu năm 2015, bầu Đức sắm phi cơ phản lực Legacy 600 "xịn" hơn, có giá 27,5 triệu USD. Đây là loại máy bay phản lực thương gia bắt nguồn từ dòng máy bay phản lực thương mại Embraer ERJ 145, có trọng lượng 16.000 kg, dài 26m, cóthể đạt tốc độ tối đa là 834 km/giờ.

Trực thăng EC 135P2i của tỷ phú Trần Đình Long

'Số phận' những chiếc máy bay riêng của đại gia Việt - 1

Chiếc trực thăng EC 135P2i của Tập đoàn Hòa Phát. Ảnh: NLd 

Năm 2010, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát chi khoảng 5 triệu USD sắm chiếc máy bay trực thăng EC135Pi của công ty kinh doanh máy bay Hồng Kông - công ty VinaCopter.

Chiếc trực thăng EC 135P2i có 6 chỗ ngồi, là loại máy bay tầm thấp, không bay được vào đường hàng không mà bay phía dưới. Do đó mỗi chuyến bay đều phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng.

Tỷ phú Trần Đình Long đã thuê Công ty dịch vụ bay Miền Bắc thực hiện các dịch vụ liên quan đến việc bảo dưỡng, lo thủ tục sử dụng chiếc EC 135P2i.

Cuối năm 2011, Chủ tịch Hòa Phát đã bán lại máy bay cho chính công ty mà ông đã mua.

Trực thăng của ông Trịnh Văn Quyết

Năm 2014, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC (thời điểm đó) tuyên bố tập đoàn này sẽ tham gia vào kinh doanh dịch vụ cho thuê trực thăng và du thuyền. FLC mua hai chiếc trực thăng có trị giá trên 1000 tỷ đồng, với tham vọng là hãng đầu tiên tiên khai thác dịch vụ trực thăng bay tới các điểm du lịch mà FLC đang quản lý.

'Số phận' những chiếc máy bay riêng của đại gia Việt - 2

Một trong những chiếc trực thăng gắn logo của FLC Group đã được bán cho đối tác. Ảnh: Nhadautu

Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào khác thác, chúng tôi nhân thấy dịch vụ sử dụng trực thăng tại Việt Nam còn gặp nhiều bất cập nên quyết định không khai thác dịch vụ này nữa. Đó cũng là lý do, đại gia Trịnh Văn Quyết đã đặt bút ký sang nhượng hai chiếc trực thăng cho đối tác.

  (Theo Tri Thức và Cuộc Sống)

Máy bay tư nhân ngày càng phổ biến, doanh số tăng kỷ lụcViệc sử dụng máy bay riêng vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại, đến mức các nhà sản xuất máy bay tư nhân lớn không thể đáp ứng kịp nhu cầu tăng vọt kể từ khi đại dịch xảy ra.