Sony dựa vào điện thoại Trung Quốc để hồi sinh lợi nhuận cảm biến hình ảnh
Tập đoàn Sony mong muốn phục hồi doanh thu bộ phận cảm biến hình ảnh thông qua tận dụng sự phát triển của các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc.
Tập đoàn Sony mong muốn phục hồi doanh thu bộ phận cảm biến hình ảnh thông qua tận dụng sự phát triển của các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc.
"Cảm biến hình ảnh rất quan trọng, giống như đôi mắt điện tử và chúng tôi sẽ cung cấp chúng cho khách hàng trên toàn thế giới", Chủ tịch Tập đoàn Sony Hiroki Totoki phát biểu trong buổi lễ đánh dấu hoàn tất việc mở rộng tại Trung tâm Công nghệ Nagasaki, nơi công ty sản xuất cảm biến hình ảnh.
Diện tích phòng sạch tại cơ sở đã được mở rộng 60% kể từ mùa hè năm 2022. Sony cũng có kế hoạch xây dựng một nhà máy cảm biến hình ảnh mới ở tỉnh Kumamoto, Nhật Bản.
Sony hoàn thành việc mở rộng năng lực sản xuất tại nhà máy bán dẫn Nagasaki. (Ảnh: Reuters)
Công ty dự báo lợi nhuận ròng hợp nhất sẽ giảm 13% xuống còn 880 tỷ yên (6,1 tỷ USD) cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024. Lợi nhuận hoạt động của mảng bán dẫn sẽ giảm 8% xuống còn 195 triệu yên.
Dù vậy, trong năm tài chính 2019, chất bán dẫn đã tạo ra tỷ suất lợi nhuận hoạt động là 22%, cao nhất trong số sáu mảng kinh doanh của Sony. Chỉ số đó dự kiến đạt 12,3% trong năm tài chính này.
Một yếu tố dẫn đến sụt giảm lợi nhuận ở mảng bán dẫn là nguồn cung cảm biến hình ảnh cho Huawei giảm mạnh. Từng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới tính theo doanh số, Huawei là một trong những khách hàng quan trọng của Sony.
Tuy nhiên, doanh số bán điện thoại của công ty lao dốc sau khi bị cuốn vào các xung đột thương mại Mỹ - Trung và tác động lan sang cả Sony.
Trong khi đó, Apple - khách hàng cảm biến hình ảnh lớn nhất của Sony - tiếp tục đặt các lô hàng lớn, khiến nỗ lực gia tăng đơn hàng cho khách hàng khác trở nên khó hơn.
Sony đã mở rộng công suất tại Nagasaki với mục tiêu đảm bảo bán nhiều hàng hơn cho các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc trong dài hạn. Xiaomi và Oppo là hai mục tiêu như vậy.
Năm ngoái, Sony đã ra mắt thương hiệu cảm biến hình ảnh Lytia nhắm vào thị trường Trung Quốc và chỉ định Nagasaki là trung tâm cung cấp.
Theo chuyên gia Yasuo Nakane đến từ hãng chứng khoán Mizuho Securities, Sony "đang thúc đẩy doanh số bán hàng tập trung vào camera chính và nhấn mạnh vào lợi nhuận".
Tập đoàn cũng đang bận rộn cải thiện năng suất, chuyển các kỹ sư từ các nhà máy khác đến Nagasaki kể từ mùa xuân năm nay để thúc đẩy sản xuất.
Các kỹ sư được giao nhiệm vụ cải thiện năng suất cảm biến hình ảnh mới, bắt đầu sản xuất hàng loạt tại trung tâm Nagasaki trong năm 2023.
Công nghệ này cải thiện chất lượng hình ảnh chụp vào ban đêm nhưng gặp vấn đề trong việc mở rộng quy mô sản xuất.
Với việc thị trường điện thoại thông minh trở nên bão hòa, Sony dự định phát triển lĩnh vực hậu cần như một nguồn doanh thu mới.
Tháng trước, công ty đã ra mắt dịch vụ quản lý kho hàng hiệu quả, sử dụng cảm biến hình ảnh với các chức năng trí tuệ nhân tạo.
Nền tảng tự động theo dõi xe tải ra vào và phân tích thời gian bốc dỡ hàng hóa. Dịch vụ này dự kiến sẽ ghi nhận nhu cầu ngày càng tăng khi Nhật Bản đưa ra các hạn chế làm thêm giờ cứng rắn hơn đối với tài xế xe tải vào năm tới.
(Theo Nikkei)
- Vì sao Việt Nam ra quy định không cấp phép game bài?
- Mạng xã hội Threads có thêm 35 triệu người dùng nhờ Elon Musk và Donald Trump
- Nhiều startup công nghệ thắng lớn tại Techfest Việt Nam 2024
- Indonesia: Apple đã rót hơn 15 tỷ USD vào sản xuất tại Việt Nam
- Chuyển đổi số để phát triển quận Bắc Từ Liêm xứng tầm
- OpenAI nhắm đến hai địa hạt thống trị của Google
- OpenAI chi bao nhiêu để mua nội dung đào tạo ChatGPT?
- OpenAI nhắm đến hai địa hạt thống trị của Google
- Doanh nghiệp Việt loay hoay tăng thu giảm chi bằng chuyển đổi số