Sửa đổi Nghị định 24 sẽ "đánh thức" nguồn lực đang chôn trong vàng
Trao đổi với phóng viên TBTCVN về diễn biến thị trường vàng năm 2024, PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh nhiều thành công trong công tác quản lý, điều hành thị trường vàng, gợi mở những định hướng để "đánh thức" nguồn vốn bất động đang chôn trong vàng và chuyển hoá thành tiền phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Gợi mở định hướng sửa đổi Nghị định 24, "đánh thức" nguồn lực đang chôn trong vàng |
PV: Những biến động trên thị trường vàng năm 2024 có điểm gì khác biệt so với những năm trước đây, thưa ông? Trong bối cảnh đó, ông đánh giá thế nào về công tác quản lý và điều hành thị trường vàng năm nay?
Ông Ngô Trí Long: Nhiều dự báo cho thấy giá vàng thế giới đầu năm chỉ tăng lên 2.400 USD/ounce, cuối năm lên mức 2.600 USD/ounce song giá vàng tăng bất ngờ, gần chạm ngưỡng 2.800 USD/ounce vào tháng 10/2024, tương ứng mức tăng 36% so với cuối năm 2023.
Giá vàng trong nước phụ thuộc phần lớn vào giá vàng thế giới, cũng tăng cao song có những hiện tượng bất thường so với những năm khác. Trong khi giá vàng thế giới đạt đỉnh tháng 10/2024 thì giá vàng trong nước lại đạt kỷ lục vào tháng 5/2024 là 92,4 triệu đồng/lượng. Nghịch lý nhất khi chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới rất cao, gần 20 triệu đồng/lượng, kéo theo nhiều hệ luỵ, bất ổn, trong đó có nguy cơ buôn lậu vàng gia tăng.
Khác với những năm trước, nhu cầu tích trữ vàng của người dân tăng cao đột biến do lo ngại vấn đề lạm phát, những biến động và bất ổn về kinh tế, địa chính trị khiến nhiều tổ chức quốc tế dự báo giá vàng có thể đến 3.000 USD/ounce. Thêm vào đó, trong bối cảnh các kênh đầu tư khác xập xệ nên người dân đổ xô mua vàng, xếp hàng chờ thâu đêm. Giá vàng năm 2024 cũng biến động rất mạnh so với các năm trước, biên độ dao động lớn, tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư.
Sự bất ổn, chênh lệnh chủ yếu do nguồn cung hạn chế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) độc quyền sản xuất vàng miếng và quản lý nhập khẩu vàng nguyên liệu rất chặt chẽ, dẫn đến nguồn cung trong nước không đáp ứng được nhu cầu và tạo áp lực tăng giá. Cũng trong năm 2024, NHNN đang tiến hành tổng kết, đánh giá Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24) và đưa ra những đề xuất, giải pháp quản lý thị trường vàng hiệu quả trong tình hình mới.
PV: Hạn chót Quốc hội giao Chính phủ là tổng kết đầy đủ, nghiên cứu sửa đổi Nghị định 24 trước tháng 6/2025. Theo ông, cần lưu ý những điểm gì khi sửa đổi Nghị định 24, nhằm đạt một trong những mục tiêu lớn là khuyến khích người dân bán vàng phục vụ sản xuất kinh doanh?
Ông Ngô Trí Long: Khi sửa Nghị định 24 cần lưu ý thứ nhất, khuyến khích người dân bán vàng và đầu tư sản xuất kinh doanh. Theo đó, Chính phủ, NHNN phải đưa ra các chính sách thật sự hấp dẫn về thuế, các chính sách ưu đãi để người dân không mua vàng mà đầu tư vào sản xuất. Đồng thời, phải tăng cường niềm tin cho người dân vào đồng nội tệ, đảm bảo chính sách tiền tệ ổn định để người dân an tâm sử dụng VND thay vì giữ vàng.
Giải pháp nhất thời, khó duy trì kéo dài Năm vừa qua, Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều giải pháp bình ổn, ngăn tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế, xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới. Tuy nhiên, biện pháp tăng cung vàng hiện tại, đặc biệt bán vàng qua các ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty SJC chỉ là giải pháp nhất thời, khó thể tồn tại lâu dài. |
Thứ hai, kiểm soát thị trường vàng, tránh tác động tiêu cực thông qua tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, tránh các hoạt động đầu cơ, làm giá, giảm thiểu sử dụng vàng trong thanh toán. Phải kiểm soát hoạt động nhập khẩu vàng, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cán thân thương mại và tỷ giá hối đoái.
Thứ ba, phát triển các sản phẩm tài chính, đầu tư thay thế. Nghiên cứu xây dựng thị trường phái sinh vàng, vàng tài khoản hay chứng chỉ vàng, xem xét lập sàn vàng hay không để người dân vẫn có thể đầu tư vàng mà không cần tích trữ vàng vật chất.
Thứ tư, bảo vệ quyền lợi của người dân thông qua đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh, tránh hiện tượng độc quyền kinh doanh vàng hoặc lợi dụng vị thế để thao túng, thống lĩnh thị trường.
Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, trang bị kiến thức tài chính, giúp người dân hiểu lợi ích của việc chuyển đổi vàng sang tiền tệ để tái đầu tư.
Cuối cùng, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, trong đó, NHNN phải phát huy vai trò chủ đạo trong kiểm soát và điều tiết thị trường, đặc biệt là vàng miếng.
Cùng với đó, tránh hiện tượng cơ quan quản lý thực hiện chức năng kinh doanh, sản xuất vàng miếng. Không ngân hàng trung ương nào trên thế giới sản xuất và bán vàng, thay vào đó, điều hành thị trường bằng những chính sách, công cụ.
Việc sửa đổi Nghị định 24 cần hướng đến mục tiêu quản lý hiệu quả, vừa khuyến khích để huy động nguồn lực từ vàng đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển đất nước.
PV: Trong bối cảnh thị trường vàng tiếp tục có nhiều biến động, ông nhận diện những yếu tố nào đẩy tăng giá vàng hoặc kéo giảm giá vàng thời gian tới?
Ông Ngô Trí Long: Các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất thời gian tới và kim loại quý này trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư. Vàng là một tài sản trú ẩn tương đối an toàn, bất ổn về địa chính trị có thể gia tăng nhu cầu tích trữ vàng, đặc biệt từ nhiều ngân hàng trung ương, tạo lực cầu giúp vàng tăng giá.
Bên cạnh đó, cũng có những yếu tố làm giảm giá vàng, đặc biệt khi đồng USD mạnh lên thời Tổng thống Trump cầm quyền. Các chính sách kiểm soát, quản lý thị trường vàng cũng có thể hạn chế biến động giá vàng. Khi tình hình kinh tế toàn cầu cải thiện, phục hồi, nhà đầu tư cũng chuyển sang các tài sản ít rủi ro hơn, làm giảm nhu cầu giữ vàng và gây áp giảm giá.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nhận diện rõ những nhân tố đẩy tăng hay giảm giá vàng Tiếp đà tăng bền bỉ từ cuối năm 2023, bước sang năm 2024, "sóng" vàng trong nước dâng cao nhờ cộng hưởng nhiều yếu tố thuận lợi. Năm 2024, giá vàng thế giới lập kỷ lục ngày 30/10/2024, giao dịch ở mức 2.786 USD/ounce, tăng khoảng 36% so với cuối năm 2023 và đang gián đoạn đà tăng sau khi đồng USD tăng giá kể từ sau kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, tương ứng mức tăng co hẹp lại chỉ còn khoảng 28% so với đầu năm. Tại thị trường trong nước, sau khi Chính phủ, NHNN cùng các bộ, ngành và các địa phương can thiệp bằng nhiều giải pháp để xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng cao, đặc biệt là từ khi chuyển sang phương thức bán vàng miếng với khối lượng phù hợp qua 04 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, chênh lệch giá bán vàng miếng trong nước so với giá thế giới giảm sâu. Theo đó, giá trong nước chỉ còn chênh khoảng 3 - 5 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới (khoảng 5 - 7%), thay vì mức 18 triệu đồng/lượng như trước đây. Trong phiên giao dịch ngày 24/12, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện chỉ ở mức 2,2 triệu đồng/lượng. Cũng trong năm 2024, thị trường vàng còn chứng kiến nhiều diễn biến bất thường như: giá vàng tăng cao kỷ lục, chênh lệch giá vàng bán ra - mua vào nới rộng chưa từng có, biên độ tăng giảm giá trong ngày lớn nhất từ trước đến nay...
|
- Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
- Quy định mới về điều kiện với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
- Hà Nội điều chỉnh BẢNG GIÁ ĐẤT
- Từ 25/12: Chỉ tài khoản đã xác thực mới được đăng tải, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội
- TOÀN VĂN: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
- QUY ĐỊNH MỚI: Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng
- QUY ĐỊNH MỚI: Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng
- Sửa đổi, bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG
- Trình Quốc hội xem xét dự án Luật Báo chí (sửa đổi) trong năm 2025