TOÀN VĂN: Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc được ký tại Bắc Kinh ngày 12/9/2016 và có hiệu lực từ ngày ký. Dưới đây là Toàn văn Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Toàn văn Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Theo Thông báo 60/2016/TB-LPQT ngày 12/9/2016 về hiệu lực của Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam - Trung Hoa năm 2016 thì Hiệp định này được ký kết ngày 12/9/2016 và có hiệu lực từ ngày ký.
Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ký ngày 19/10/1998, chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 12/9/2016.
Dưới đây là Toàn văn Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là “hai Bên ký kết”);
Căn cứ Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 07 tháng 11 năm 1991 và Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 19 tháng 10 năm 1998;
Căn cứ Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 18 tháng 11 năm 2009;
Nhằm tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và thúc đẩy hợp tác thương mại ở vùng biên giới giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi,
Hai Bên ký kết đã thỏa thuận như sau:
Điều 1
1. “Thương mại biên giới” trong Hiệp định này là chỉ hoạt động thương mại của các doanh nghiệp hoặc thương nhân và cư dân biên giới được tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới hai nước theo quy định của pháp luật mỗi nước.
2. Thương mại biên giới được thực hiện thông qua các cửa khẩu biên giới đất liền và khu (điểm) chợ biên giới được hai Bên thỏa thuận nhất trí mở tại bảy tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên của Việt Nam và hai tỉnh/khu Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc. Hoạt động tại chợ biên giới của người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu ra, vào các khu (điểm) chợ biên giới thông qua đường qua lại biên giới mà hai Bên thỏa thuận mở.
Điều 2
Hai Bên ký kết nhất trí tăng cường phối hợp, áp dụng các biện pháp, tích cực khuyến khích, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới phát triển lành mạnh, liên tục và ổn định.
Điều 3
Hai Bên ký kết xác định hoạt động thương mại biên giới phải được tiến hành trên cơ sở phù hợp với Hiệp định này và quy định của pháp luật mỗi nước.
Điều 4
1. Hai Bên ký kết đồng ý hoạt động thương mại biên giới do các cơ quan biên phòng, hải quan, kiểm nghiệm kiểm dịch, giao thông vận tải, thương mại và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật mỗi nước quản lý hiệu quả theo chuyên ngành, cùng duy trì trật tự thương mại biên giới lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi và phát triển bền vững.
2. Khu (điểm) chợ biên giới được thiết lập theo thỏa thuận của chính quyền địa phương cấp tỉnh theo quy định của pháp luật mỗi nước. Hoạt động kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới của thương nhân và cư dân biên giới phải đăng ký với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật mỗi nước.
3. Hai Bên ký kết nhất trí cùng nhau thúc đẩy thỏa thuận mở các cửa khẩu biên giới đất liền, và khu (điểm) chợ biên giới, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện kho bãi kiểm tra, đưa hợp tác thuận lợi hóa thông quan đi vào chiều sâu góp phần nâng cao khả năng thông quan hàng hóa của các cửa khẩu biên giới và khu (điểm) chợ biên giới.
Điều 5
1. Hai Bên ký kết xác định hàng hóa được tiến hành giao dịch trong thương mại biên giới bao gồm các loại hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật mỗi nước.
2. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép và các hình thức quản lý khác được thực hiện theo quy định hiện hành của mỗi nước. Hai Bên ký kết xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoặc thương nhân thương mại biên giới đủ điều kiện được cấp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
- Hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh
- Hướng dẫn chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
- Bảo đảm an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Online Banking
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- "Điểm danh" 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội
- Đề xuất nhiều chính sách trợ cấp với cán bộ không đủ tuổi tái cử tự nguyện nghỉ hưu sớm
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- 0 aA Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu