TS Nguyễn Đức Kiên: “Sống chết cũng phải mở cửa đất nước”
TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ khẳng định, với những bài học xương máu trong năm vừa qua, kinh tế Việt Nam trong năm Nhâm Dần phải thay đổi để thích ứng với đại dịch. Đặc biệt, phải mở cửa đất nước.
Năm Tân Sửu, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Việt Nam, khiến cho hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, hàng triệu người lao động rơi vào cảnh mất việc làm.
Nhìn nhận lại một năm đầy khó khăn, TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ khẳng định, với những bài học xương máu trong năm vừa qua, kinh tế Việt Nam trong năm Nhâm Dần phải thay đổi để thích ứng với đại dịch. Đặc biệt, phải mở cửa đất nước.
TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính.
Nhìn lại một năm đầy khó khăn
Sau 1 năm chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19, có rất nhiều tiêu chí tăng trưởng kinh tế - xã hội chúng ta chưa đạt được. Theo ông, những vấn đề nào ông cảm thấy thấy đáng tiếc nhất?
- Thứ nhất, mọi người đều thấy rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp, cả năm GDP chỉ tăng 2,58%, còn thấp hơn cả năm 2020, thời điểm đại dịch mới xuất hiện trên thế giới.
Thứ hai, đại dịch đã khiến tỷ lệ người tử vong cao, cơ 22.000 người. Nếu so sánh 22.000 người tử vong, với tổng số ca nhiễm và trên số dân, có thể tỷ lệ này không cao. Thế nhưng, đây là số người tử vong dồn dập vì dịch bệnh và cũng là lần đầu tiên Việt Nam đối mặt với thảm họa COVID-19 mà có số người tử vong cao như vậy.
Thứ ba, công tác điều hành chống dịch trong năm Tân Sửu vừa qua có vấn đề, không có sự thống nhất cả nước.
Ngoài ra, còn một số tiêu chí khác Việt Nam chưa làm được trong năm Tân Sửu 2021, như là vắc-xin nội và ngành giáo dục, nhất là giáo dục online.
Hiện nay, chưa có một đơn vị nào đánh giá sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, và 1 năm đào tạo giáo dục online, chất lượng học của học sinh thế nào. Nhưng với quan điểm của tôi, học ở trên lớp có cô giáo trực tiếp dạy còn chưa ăn ăn, chứ đừng nói là học online. Dù vậy, 2 vấn đề này cả thế giới đang gặp phải, chứ không riêng Việt Nam.
Ngược lại, theo ông, những tiêu chí nào Việt Nam đã ghi điểm trong năm Tân Sửu?
- Điều đầu tiên, tôi cho rằng kinh tế Việt Nam đã làm rất tốt trong năm Tân Sửu, đó là giữ được nền kinh tế vĩ mô ổn định, ngay cả khi đại dịch COVID-19 căng thẳng nhất.
Tiếp đến, Chính phủ luôn có những quyết định đi trước để dự báo tình hình. Tất nhiên, những quyết định của Chính phủ không thể đáp ứng được 100% như mong mỏi, nhưng nó đã đáp ứng được 70% - 80%, cũng là điều rất tốt.
Cụ thể, trong năm qua, Chính phủ đã có hàng loạt gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có 3 gói hỗ trợ chính liên quan tới tài khóa, tiền tệ và an sinh xã hội.
Thứ ba, Chính phủ đã thay đổi công tác điều hành chống dịch hiệu quả. Đơn cử như việc đưa 8.000 cán bộ y tế vào TP.HCM trong 3 tháng hỗ trợ chống dịch, thành lập 16 bệnh viện dã chiến.
Tất nhiên trong quá trình điều hành chống dịch cũng có một số sai sót, tuy nhiên, Chính phủ và các địa phương đã sớm khắc phục, để đưa thành phố lớn nhất cả nước về trạng thái bình thường mới.
Từ 3 tiêu chí đó, tôi nhìn thấy được một số dấu hiệu khả quan, đơn cử như một số ngành nghề như dệt may, giày dép, xuất khẩu đã có một năm xuất khẩu rất thành công. Đến bây giờ trong các mặt hàng chủ lực xuất khẩu đã có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, 31 mặt hàng trên 1 tỷ USD. Bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp.
Theo TS Nguyễn Đức Kiên, điều quan trọng nhất để hồi phục kinh tế chính là phải mở cửa đất nước, sống chết gì trong năm nay cũng phải mở cửa.
Sống chết phải mở cửa đất nước
Nếu dịch không được kiểm soát, vẫn kéo dài trong năm nay, theo ông, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro gì?
- Theo tôi, không có gì là gọi là không kiểm soát được cả. Nhưng điều quan trọng nhất chính là phải mở cửa đất nước, sống chết gì trong năm nay cũng phải mở cửa. Ai không mở cửa thì chịu trách nhiệm trước dân trước đất nước. Chúng ta đã bỏ 2 tỷ USD mua vắc-xin rồi mà không mở cửa, thì mua làm gì.
Vậy, theo ông, giải pháp gì để nền kinh tế phục hồi nhanh là gì?
- Tình hình phía trước còn rất bất định nên không ai dám chắc vẽ ra bức tranh sang năm thế nào. Như trước đây lúc đầu giãn cách, doanh nghiệp chọn phương án sản xuất 3 tại chỗ để duy trì sản xuất, để kịp hoàn thành đơn hàng đúng hạn, để giữ bạn hàng.
Nhưng khi dịch bệnh phức tạp, thời gian giãn cách kéo dài thì cách làm này có những bất cập. Nhiều doanh nghiệp không trụ được với 3 tại chỗ và cũng không giữ được bạn hàng thì để giảm tối đa thiệt hại họ chọn cách đóng cửa dừng hoạt động.
Còn bàn về giải pháp, theo tôi để nền kinh tế hồi phục nhanh, chính là mọi người, mọi đơn vị, mọi cơ quan làm đúng chức năng của mình. Quốc hội, Chính phủ đều đã có những giải pháp hồi phục kinh tế rất cụ thể. Vì vậy, cơ quan nào được Chính phủ giao nhiệm vụ, thì cứ thực hiện đúng theo chỉ đạo là được.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Nguồn Congluan.vn
https://congluan.vn/ts-nguyen-duc-kien-song-chet-cung-phai-mo-cua-dat-nuoc-post180186.html
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay