Tăng cường công tác giám sát, phản biện góp phần củng cố, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
, Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVHQ14-ĐCTUBTUWMTTQVN ngày 15/6/2017 quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam (gọi tắt là NQLT số 403). Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì hội nghị
Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVHQ14-ĐCTUBTUWMTTQVN ngày 15/6/2017 quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam (gọi tắt là NQLT số 403). Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì hội nghị.
Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Sau 05 năm thực hiện NQLT số 403, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng đi vào chiều sâu, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, phát huy hiệu quả thiết thực, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao; vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng được khẳng định, phát huy trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội. Ủy ban Trung ương MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp đã tổ chức hơn 87.000 Đoàn giám sát trên nhiều lĩnh vực, trọng tâm là công tác xây dựng Đảng, chính quyền; quản lý đất đai, hành chính; thực hiện trách nhiệm công vụ, đầu tư xây dựng hạ tầng; thông qua hoạt động ban thanh tra nhân dân cấp xã đã giám sát hơn 144.000 cuộc; tham gia với các tổ chức có thẩm quyền trên 159.000 cuộc…
Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương
Nội dung giám sát được MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp lựa chọn gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của từng địa phương được nhân dân quan tâm. Nội dung giám sát trên nhiều lĩnh vực, trọng tâm là công tác xây dựng Đảng, chính quyền; quản lý tài nguyên đất đai; quản lý hành chính; thực hiện trách nhiệm công vụ; lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng; công tác huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực xã hội.
Sau giám sát, phản biện xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đều có văn bản báo cáo tổng hợp các ý kiến tham gia phản biện. Nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở được điều chỉnh phù hợp, sát với tình hình thực tế của địa phương, tạo đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện của MTTQ các cấp và đề nghị, MTTQ các cấp tiếp tục khắc phục những khó khăn, phối hợp các tổ chức chính trị, xã hội, tăng cường công tác giám sát, phản biện để các chủ trương, chính sách trong quá trình phát triển ngày càng rõ nét, minh bạch, vừa thể hiện vai trò của MTTQ các cấp, vừa góp phần củng cố, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục nghiên cứu quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm tốt công tác tham mưu tuyên truyền để nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác giám sát, phản biện xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động.
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Nâng “chất” giám sát, phản biện xã hội
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở