Tạo mọi điều kiện để người dân nêu ý kiến về các chính sách còn bất cập
Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM đề nghị các cấp ủy Đảng tạo mọi điều kiện để người dân đề đạt tâm tư, bày tỏ ý kiến, kiến nghị về những chủ trương, chính sách còn bất cập.
Tạo mọi điều kiện để người dân nêu ý kiến về các chính sách còn bất cập
Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM đề nghị các cấp ủy Đảng tạo mọi điều kiện để người dân đề đạt tâm tư, bày tỏ ý kiến, kiến nghị về những chủ trương, chính sách còn bất cập.
Thành ủy TP.HCM đã trao tặng bằng khen cho 114 tập thể và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện quyết định 217, 218 - Ảnh: HỮU HẠNH
Sáng 17-1, Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quyết định số 217 của Bộ Chính trị về quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; quyết định số 218 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tham dự. Phía trung ương cùng dự có đại diện Ban Dân vận Trung ương, đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Báo cáo tại hội nghị, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM Nguyễn Mạnh Cường cho biết công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội với HĐND, UBND trong hoạt động giám sát ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả.
Nhiều địa phương phát huy cách làm hay, mô hình sáng tạo trong công tác góp ý xây dựng Đảng và chính quyền như tổ chức lấy ý kiến thông qua các fanpage của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; qua các mạng xã hội do Mặt trận Tổ quốc thiết lập (như Zalo, Facebook...).
Công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cho đội ngũ cán bộ Mặt trận, đoàn thể bước đầu được quan tâm.
Dù vậy, một số địa phương, cơ quan, đơn vị nhận thức chưa đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác giám sát, phản biện xã hội, xây dựng chính quyền; một số nơi triển khai thực hiện còn mang tính hình thức. Vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình góp ý. Một số nơi còn nhầm lẫn hoạt động giám sát với hoạt động kiểm tra nội vụ; giữa phản biện xã hội với góp ý…
Thay mặt Thường trực Thành ủy, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải hoan nghênh và đánh giá cao Ban Dân vận Thành ủy, Văn phòng Thành ủy và các đơn vị đã nỗ lực chuẩn bị tổ chức hội nghị và nội dung các phát biểu tham luận xác đáng, trách nhiệm và tâm huyết. Đánh giá cao các đơn vị Mặt trận Tổ quốc quận 1, 3, 7, 8, 12, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi… đã có nhiều giải pháp, mô hình, cách làm hiệu quả trong tổ chức, thực hiện giám sát, phản biện xã hội tại các địa phương.
Như Mặt trận Tổ quốc quận 1 tổ chức giám sát công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, công tác quản lý và cấp phép xây dựng trên địa bàn; huyện Bình Chánh tổ chức giám sát công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và việc chấp hành các quy định pháp luật của các cơ sở y tế nhà nước, tư nhân…
Ông Nguyễn Mạnh Cường, trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: HỮU HẠNH
Lãnh đạo thành ủy đề nghị sau hội nghị, các cấp ủy, tổ chức Đảng khẩn trương chỉ đạo hoàn thiện các cơ chế về giám sát, phản biện xã hội. Đề ra các biện pháp, phương hướng khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập, xử lý dứt điểm, tránh để các tồn đọng liên quan đến thực hiện quyết định 217, 218.
Nâng chất lượng, hiệu quả phương thức lãnh đạo của Đảng thông qua công tác kiểm tra, giám sát tại từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Tạo mọi điều kiện để người dân đề đạt tâm tư, nguyện vọng, bày tỏ ý kiến, kiến nghị về những chủ trương, chính sách còn bất cập, nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện từ cơ sở. Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như việc làm, bồi thường, hỗ trợ, giải tỏa, thu hồi đất, tái định cư,…
Thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; đổi mới công tác tiếp xúc cử tri; thực hiện đúng các nội dung cam kết nội dung đối thoại, chất vấn.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội. Tập trung những nội dung trọng tâm, trọng điểm, chú trọng giám sát theo chuyên đề, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, trọng yếu.
Lấy ý kiến người dân giúp chính sách khả thi, đáp ứng đúng thực tế nhu cầu
Cũng tại hội nghị, phát biểu tham luận, nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc lấy ý kiến người dân, ông Lê Trần Kiên - phó giám đốc Sở Xây dựng TP - nêu dẫn chứng trong công tác cải tạo, chỉnh trang công viên Mê Linh, quận 1. Sở Xây dựng đã tổ chức lấy ý kiến người dân qua nhiều hình thức như gửi văn bản hay tổ chức lấy ý kiến thông qua hộp thư điện tử trên trang thông tin điện tử của sở. Kết quả nhận được 52 ý kiến.
Theo ông Kiên, việc tổ chức lấy ý kiến của người dân, tổ chức, doanh nghiệp là điều kiện quan trọng trước khi ban hành, và triển khai chính sách. Việc người dân, doanh nghiệp cùng tham gia, nghiên cứu, góp ý, điều chỉnh các chính sách đề xuất sẽ phù hợp, khả thi và đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống, nhất là những vấn đề còn vướng mắc, tồn đọng nhiều năm chưa được giải quyết, nhất là về nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, đô thị - những vấn đề nóng, luôn được sự quan tâm đặc biệt của xã hội.
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam