Tạo việc làm để lao động xuất khẩu yên tâm về nước khi hết hợp đồng
tại Hòa Bình, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục Việc làm và Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy đưa người lao động các tỉnh phía Bắc đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình phi lợi nhuận và giải pháp giảm số lao động không về nước đúng quy định”.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan phát biểu tại hội thảo.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh: “Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật của nước sở tại, bỏ hợp đồng, hoặc khi hết hạn hợp đồng không về nước trong một vài năm gần đây có dấu hiệu tăng trở lại. Điều này đòi hỏi khắc phục bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể và hiệu quả”.
Các đại biểu chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến ghi nhận những bước tiến đáng kể trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thời gian qua, như: Thị trường lao động được mở rộng. Thị phần của lao động Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… gia tăng đáng kể, đặc biệt là các chương trình phi lợi nhuận do Trung tâm Lao động ngoài nước thực hiện, như: Chương trình lao động nước ngoài được cấp phép (EPS) của Chính phủ Hàn Quốc, Chương trình IM Japan, Chương trình Osaka tại Nhật Bản, Chương trình Đài Loan (Trung Quốc); Chương trình Hand in Hand tại Đức…
Đại biểu tham dự hội thảo.
Đáng chú ý, từ năm 2017 đến nay, có 4.260 người lao động thuộc huyện nghèo, các xã bãi ngang ven biển của cả nước đi làm việc đi làm việc tại nước ngoài, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, có nhiều huyện nghèo như tại Hà Giang (7 huyện), Cao Bằng (7 huyện), Điện Biên (7 huyện), Lai Châu (4 huyện), tỷ lệ người lao động đi làm việc tại nước ngoài vẫn còn hạn chế - chỉ có 169 người lao động. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cần tạo thêm điều kiện khuyến khích gia tăng số người lao động huyện nghèo của các tỉnh này tham gia các chương trình phi lợi nhuận.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, các ý kiến, đề xuất tại Hội thảo sẽ là cơ sở để Trung tâm Lao động ngoài nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục Việc làm và các đơn vị chức năng thuộc Bộ nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp phù hợp, tham mưu cơ chế, chính sách góp phần triển khai một cách thiết thực và hiệu quả công tác này thời gian tới.
- Anh dân quân không tham của rơi, tìm người để trả
- Trục vớt, di dời quả bom M-118 thứ 3 tại quận Long Biên
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Cháy rừng ở Sóc Sơn ngày càng khó kiểm soát
- Lễ hội cây cảnh hoa giấy Phù Đổng - “Sắc hoa trên miền di sản”
- Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine do căng thẳng leo thang
- Trách nhiệm, đồng lòng chống lãng phí
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3