Thâm hụt thương mại của Mỹ lên gần 1 nghìn tỷ USD
Giá dầu cao đã góp phần đẩy thâm hụt thương mại quốc tế của Mỹ lên gần 1 nghìn tỷ USD, theo một công bố ngày 7/2 của Cục Phân tích Kinh tế.
Thâm hụt hàng hóa và dịch vụ năm 2022 là 948,1 tỷ USD, tăng 103 tỷ USD so với năm 2021, trong đó nhập khẩu tăng 556,1 tỷ USD.
Sự gia tăng thâm hụt thương mại phần lớn là do giá dầu thô cao hơn, mặc dù có thời điểm giá dầu thô giảm vào cuối năm ngoái, khiến nhập khẩu vật tư và nguyên liệu công nghiệp, bao gồm dầu thô giảm 2,7 tỷ USD lên 59,6 tỷ USD.
Xuất khẩu trong tháng 12 giảm xuống còn 250,2 tỷ USD, với lượng hàng hóa xuất khẩu giảm 1,7% chủ yếu do giá dầu thô giảm.
Nhìn chung vào năm 2022, xuất khẩu dầu thô trên cơ sở thống kê đã tăng 47,5 tỷ USD, với dầu nhiên liệu tăng 28,1 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu dầu thô tăng 65,1 tỷ USD, các sản phẩm xăng dầu khác tăng 12,6 tỷ USD.
Thâm hụt của Mỹ mở rộng với các quốc gia như Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Mexico, Canada, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và Ả Rập Xê-út, trừ một số đối tác thương mại, nhưng mức thâm hụt gia tăng lớn nhất là với EU.
Giá dầu thô Brent bắt đầu từ năm 2022 vào khoảng 80 USD/thùng, cao hơn khoảng 30 USD/thùng so với năm trước. Mỹ đã mua nhiều dầu thô nhất vào năm ngoái từ Canada, trong khi Mexico và Ả Rập Xê-út ở vị trí thứ hai và thứ ba. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Canada đã tăng 31,6 tỷ USD vào năm ngoái lên 81,6 tỷ USD.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường Đức
- Ngành gỗ nỗ lực tìm kiếm thị trường
- Thị trường hàng hóa hôm nay 18/2 và nhìn lại tuần qua: Dầu giảm phiên cuối tuần, giá cà phê tăng
- Giá cước vận tải hàng hóa đường biển giảm mạnh
- Ba xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong năm 2023
- Thương mại Việt - Trung vượt 10 tỷ USD ngay trong tháng 1/2023
- Phát triển thương mại điện tử: Xu hướng bán hàng đa kênh
- Thị trường không yên sau tin mới nhất từ Mỹ
- Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Cần chuyển nhanh từ tiểu ngạch sang chính ngạch