Thanh Hoá: Phản biện đề án di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào khu công nghiệp
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo phản biện “Đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu đô thị, khu dân cư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung.
Đề án đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đề cương theo Quyết định số 5510/QĐ-UBND ngày 30/12/2021. Sau đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất điều chỉnh tên Đề án thành “Di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.
Chủ tịch Liên hiệp hội TS. Nguyễn Văn Phát chủ trì Hội thảo. Tới dự có các thành viên Hội đồng phản biện; các chuyên gia, Thường trực, cơ quan và các ban của Liên hiệp hội; đại diện cơ quan soạn thảo.
Theo báo cáo phục vụ hội thảo phản biện do Liên hiệp hội tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng phản biện và các chuyên gia, dự thảo Đề án được nghiên cứu công phu, có bố cục, kết cấu rõ ràng, tương đối hợp lý, nội dung được trình bày theo kết cấu tổng thể và các phần trong Đề án cơ bản đảm bảo tính logic, bám sát theo đề cương được duyệt. Tuy nhiên, tên gọi chưa phù hợp với nội hàm của Đề án, xác định phạm vi quá rộng so với nội dung Đề án; gặp khó khăn về công tác di dời và kinh phí thực hiện; phần thực trạng, hạn chế, nguyên nhân có một số nội dung bị trùng lặp; cần xác định lại mục tiêu và quan điểm…
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng cơ quan soạn thảo cần phân tích, đánh giá chi tiết hơn về các căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn để xác định được tính khả thi của Đề án. Về tổ chức thực hiện, cần thể hiện được vai trò chỉ đạo của UBND tỉnh, vai trò giám sát của các tổ chức xã hội, trách nhiệm của chính quyền địa phương khi triển khai Đề án. Cần xây dựng cơ chế xử lý, xử phạt đối với các cơ sở vi phạm quy định.
Cơ quan soạn thảo là Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã ghi nhận, tiếp thu ý kiến và giải trình một số nội dung cần làm rõ trong dự thảo Đề án.
Sau Hội thảo, Liên hiệp hội sẽ hoàn thiện Báo cáo phản biện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, gửi cơ quan soạn thảo tiếp thu và hoàn thiện.
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam