Thị trường chứng khoán: VN-Index diễn biến đi ngang trên nền thanh khoản thấp
Thị trường chứng khoán trong nước tuần qua (26 – 30/10) có diễn biến giằng co trong biên độ hẹp. Chỉ số VN-Index chỉ xoay quanh mốc 1.280 điểm và kết tuần giảm không đáng kể so với tuần qua. Tâm lý thị trường thận trọng khiến thanh khoản giảm và duy trì trên nền thấp. Thị trường ngắn hạn dự báo giằng co, tích lũy, tuy nhiên VN-Index còn cơ hội lấy lại mốc 1.300 điểm nếu các yếu tố tích cực xuất hiện.
Thị trường chứng khoán trải qua một tuần ít biến động. Chỉ số VN-Index chủ yếu xoay quanh mốc 1.280 điểm trên nền thanh khoản thấp. Chỉ số có đa phần là phiên tăng điểm nhưng điểm số tính chung cả tuần lại đi ngang. Tuy vậy, mặc dù điểm số không giảm nhiều do các trụ đảo nhau đỡ, nhưng mặt bằng cổ phiếu suy giảm nhiều hơn trong tuần qua.
Cụ thể hơn, chỉ số VN-Index kết tuần -1,45 điểm (-0,11%) xuống mốc 1.283,87 điểm. Chỉ số HNX-Index kết tuần tại mốc 237,56 điểm (-2,51 điểm, tương ứng -1,05%).
Trong khi VN30 tích cực hơn tăng +0,78% lên 1.331,52 điểm, hướng đến giá cao nhất tháng 6/2024 tương ứng 1.339 điểm, cũng như vùng đỉnh giá 1.345 điểm - 1.350 điểm cao nhất tháng 6/2022.
Sau tuần giao dịch tăng điểm tốt lên vùng giá 1.280 điểm - 1.300 điểm, VN-Index đã có 5 phiên giao dịch trong tuần này chủ yếu biến động trong biên độ hẹp, thanh khoản giảm quanh vùng giá 1.280 điểm. Thị trường phân hóa chịu áp lực cơ cấu danh mục ở nhiều nhóm mã, cũng như luân phiên phục hồi khá tích cực. |
Diễn biến tuần này của nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công như sau: VCG (-1,05%), LCG (-2,71%), HHV (-2,08%), C4G (-3,19%), FCN (-1,94%)...
Các nhóm ngành trên thị trường chứng khoán tuần qua có sự phân hóa. Theo đó, nhóm ngành tích cực nhất góp phần cho sự tăng điểm của thị trường tuần này là ngân hàng với các mã TCB (+4,24%), MBB (+1,22%), VPB (+1,07%), HDB (+2,21%), ACB (+1,43%)...
Ngoài nhóm ngân hàng, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng như nhóm cổ phiếu Vingroup với VIC (+6,38%), VHM (+4,4%) cùng thông tin tích cực từ việc khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh... Nhóm hóa chất, cao su giao dịch trong sắc xanh với DGC (+0,71%), PHR (+4,94%), DPR (+3,18%)...
Ghi nhận trong tuần này, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã giảm điểm như ngành chứng khoán với VCI (-2,21%), VND (-0,64%), MBS (-2,44%), FTS (-1,24%), BSI (-2,48%)... nhóm ngành thép giao dịch trong sắc đỏ với HPG (-2,11%), HSG (-1,89%), NKG (-1,58%), TLH (-2,96%)... Đa số cổ phiếu ngành phân bón có một tuần giao dịch kém tích cực, cụ thể là DCM (-0,27%), DPM (-2,38%), BFC (-1,44%), LAS (-2,96%)...
Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp cũng điều chỉnh với BCM (-0,55%), SZC (-2,37%), LHG (-3,31%), IDC (-1,46%), VGC (-0,45%), KBC (-0,74%)...
Thanh khoản trên cả 2 sàn tuần này giảm so với tuần giao dịch trước đó khi nhà đầu tư chuẩn bị bước vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh, khối lượng khớp lệnh -9,4% tại HOSE và -25% tại HNX.
Khối ngoại tuần này tiếp tục bán ròng với -796,09 tỷ đồng tại HOSE tiếp tục tập trung tại mã VHM (-39,6 tỷ đồng), mã HPG (-206,3 tỷ đồng), VPB (-88,7 tỷ đồng) và VCI (-55,7 tỷ đồng)... ở chiều ngược lại, mua ròng FPT (+188 tỷ đồng), MWG (+63,4 tỷ đồng)... Cùng với đó, bán ròng tuần này từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với -89,46 tỷ đồng, tập trung tại các mã SHS (-33,6 tỷ đồng), TNG (-10,9 tỷ đồng) và NTP (-2 tỷ đồng), chiều mua ròng nổi bật với PVS (+19,1 tỷ đồng), IDC (+10,9 tỷ đồng), BVS (+1,1 tỷ đồng)...
Đánh giá về diễn biến thị trường chứng khoán tuần qua, các chuyên gia của SHS Research cho biết, sau tuần giao dịch tăng điểm tốt lên vùng giá 1.280 điểm - 1.300 điểm, VN-Index đã có 5 phiên giao dịch trong tuần này chủ yếu biến động trong biên độ hẹp, thanh khoản giảm quanh vùng giá 1.280 điểm. Thị trường phân hóa chịu áp lực cơ cấu danh mục ở nhiều nhóm mã, cũng như luân phiên phục hồi khá tích cực.
SHS Research dự báo, xu hướng ngắn hạn của VN-Index duy trì tăng trưởng, chịu áp lực điều chỉnh, cơ cấu danh mục trong vùng giá 1.280 điểm - 1.300 điểm, là vùng kháng cự rất mạnh đỉnh giá các tháng 3, 6 và 7/2024 sau giai đoạn tăng điểm tốt từ vùng giá 1.220 - 1.230 điểm. VN-Index có hỗ trợ ngắn hạn vùng 1.275 điểm tương ứng giá trung bình 10 phiên hiện nay, cũng như đường xu hướng ngắn hạn nối giá cao nhất 1.306 điểm (đỉnh ngày 13/6/2024) và 1.297 điểm (ngày 10/7/2024 kéo dài đến nay).
“Trường hợp tích cực, VN-Index rung lắc điều chỉnh, tiếp tục kiểm tra lại vùng giá 1.300 điểm trong tuần tiếp theo với hỗ trợ luân chuyển của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, hoặc vẫn có thể chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá 1.250 điểm - 1.260 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023” – Chuyên gia của SHS Research cho hay.
Theo các chuyên gia của SSI Research, VN-Index dao động trong biên độ hẹp và giữ được vùng 1.280 - 1.290. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn trong vùng trung tính mạnh, cho thấy sự ổn định về mặt kỹ thuật.
“Một lần nữa, VN-Index đóng cửa trên vùng 1.280 điểm với thanh khoản thấp cho dự báo xu hướng tích cực sẽ nối dài và chỉ số có khả năng vượt nhẹ qua vùng 1.290 điểm” – SSI Research.
“Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ và nới rộng nhịp tăng sau kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, cần lưu ý nguồn cung sẽ tăng đáng kể và gây áp lực cho thị trường tại vùng cản quanh 1.300 điểm. Do vậy, nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng tăng điểm của thị trường” – chuyên gia của VDSC khuyến nghị. |
Theo các chuyên gia của VDSC, thị trường tiếp tục duy trì khả năng tăng điểm nhưng vẫn có trạng thái giằng co. Thanh khoản giảm so với phiên trước, cho thấy nguồn cung chưa lớn nhưng dòng tiền còn thận trọng khi thị trường tăng điểm. Diễn biến giằng co này có thể một phần là do tâm lý ngại giao dịch khi cận kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang có diễn biến cân bằng trên vùng 1.280 điểm.
“Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ và nới rộng nhịp tăng sau kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, cần lưu ý nguồn cung sẽ tăng đáng kể và gây áp lực cho thị trường tại vùng cản quanh 1.300 điểm. Do vậy, nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng tăng điểm của thị trường” – chuyên gia của VDSC khuyến nghị.
Trong khi đó, theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), chỉ số hình thành mẫu nến "Doji" và đóng cửa ở mức giá tham chiếu, cho thấy xu hướng tiếp tục duy trì đi ngang và không có nhiều đột biến trong phiên. Các cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đóng vai trò là trụ đỡ chính cho thị trường. Áp lực bán có phần suy giảm, cùng với việc xu hướng tăng ngắn hạn vẫn được bảo toàn, VN-Index đang có xác suất cao chinh phục thành công ngưỡng cản gần và hướng lên vùng kháng cự kế tiếp quanh 1330 điểm./.
- Chứng khoán TCBS dự kiến chào bán 118,8 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên hơn 20.800 tỷ đồng
- Luật Chứng khoán sửa đổi: Bổ sung nhiều quy định thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều sâu
- Luật Chứng khoán sửa đổi: Bổ sung nhiều quy định thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều sâu
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên