Trên thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một tuần giao dịch tích cực cả về điểm số, thanh khoản và mặt bằng giá nhiều mã cổ phiếu. Với phiên tăng tốt tuần này, chỉ số VN-Index đã nối dài đà hồi phục sang tuần thứ 4 liên tiếp, hướng đến vùng đỉnh ngắn hạn đã được xác lập cuối tháng 3, trước khi vào nhịp điều chỉnh trong tháng 4.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index đạt 1.273,11 điểm, tăng +28,41 điểm, tương đương mức tăng +2,8% so với tuần trước. Mặc dù đà tăng đã có dấu hiệu thu hẹp trong phiên cuối tuần, nhưng trước đó, chỉ số này không khó để vượt qua các mốc kháng cự quan trọng trong tuần như 1.260 điểm và 1.270 điểm. Chỉ số VN-Index đang tiến vào vùng đỉnh ngắn hạn trong lịch sử quanh vùng 1.280 - 1.290 điểm.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng có một tuần diễn biến tích cực. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại 241,54 điểm, tăng gần +2,5% so với tuần trước; chỉ số UPCoM-Index cũng vậy, tăng gần +1,5%, đạt 93,07 điểm.
Trong tuần, mặt bằng giá nhiều nhóm ngành cũng tăng tích cực so với tuần trước trong bối cảnh thị trường chung sôi động. Trong khi nhóm ngân hàng, dịch vụ tài chính tăng nhẹ hơn và các mã đầu ngành ít ấn tượng, thì nhiều nhóm ngành khác vẫn tăng rất tốt về cả điểm số lẫn thanh khoản.
Trong tuần, nhóm cổ phiếu công nghệ, viễn thông tiếp tục có diễn biến tăng giá vượt trội với nhiều mã tăng mạnh, vượt đỉnh, nổi bật như: VGI (+27,87%), VTK (+15,61%), ELC (+5,72%), FOX (+4,87%)… Các cổ cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng tăng khá tốt trong tuần, nhưng sự nổi bật đến từ các mã tầm trung như: MBS (+11,19%), FTS (+8,12%), VDS (+7,93%), DSC (+7,85%)...
Các cổ phiếu ở nhiều ngành khác cũng cho thấy diễn biến tích cực trường tuần như: Nhóm thép, nổi bật với VGS (+12,96%), HSG (+5,81%), HPG (+3,78%)...; xây dựng, vật liệu xây dựng như DPG (+11,80%), TV2 (+6,93%), VCS (+5,19%)...; nông nghiệp, chăn nuôi với HAG (+10,61%), DBC (+8,79%), VLC (+8,12%)...; bán lẻ tiêu dùng như MCH (+18,71%), MSN (+6,64%), DGW (+5,96%)...; hay phân bón với DCM (+7,96%), LAS (+4,33%), DPM (+3,54%)...
Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục có diễn biến tích cực sau tuần tăng giá tốt, chẳng hạn như VIP (+5,53%), PVC (+5,26%), PVB (+3,74%), PVS (+3,64%)... Tuy nhiên, trong nhóm này, cũng có một số mã chịu áp lực điều chỉnh sau giai đoạn tăng vừa qua như: PLX (-1,66%), PVP (-0,58%), POS (-0,56%)...
Nhóm cổ phiếu bất động sản rất nhiều mã cũng tăng giá đột biến trong tuần qua, thanh khoản gia tăng mạnh vượt mức trung bình như TIG (+15,38%), NHA (+13,06%), HDG (+9,12%), NLG (+6,41%)....
Trong khi đó các cổ phiếu ngân hàng, ngoại trừ sự nổi bật của LPB (+15,42%), thì đa số biến động hẹp, thanh khoản ở mức trung bình.
Tổng thanh khoản toàn thị trường chứng khoán tuần qua cải thiện nhẹ so với tuần trước đó và về cơ bản vẫn duy trì ở mức khá tốt. Theo đó, tính chung cả 3 sàn, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 23.024 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ +2,2% so với tuần trước đó. |
Tổng thanh khoản toàn thị trường chứng khoán tuần qua cải thiện nhẹ so với tuần trước đó và về cơ bản vẫn duy trì ở mức khá tốt. Theo đó, tính chung cả 3 sàn, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 23.024 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ +2,2% so với tuần trước đó. Mức tăng về thanh khoản diễn ra trên cả 3 sàn, cụ thể: giá trị giao dịch bình quân trên HOSE đạt 20.112 tỷ đồng/phiên, tăng +1,9% so với phiên tuần trước; thanh khoản bình quân sàn HNX đạt 1.960 tỷ đồng/phiên, tăng +4,3%; còn trên UPCoM, thanh khoản bình quân đạt 952 tỷ đồng/phiên, tăng +5,8% so với tuần trước.
Khối ngoại tiếp tục có một tuần bán ròng mạnh trên toàn thị trường. Mức bán ròng của khối này có giảm so với tuần trước, nhưng vẫn còn ở mức rất cao. Cụ thể, khối ngoại bán ròng 2.458 tỷ đồng trên cả 3 sàn, giảm so với con số 3.012 tỷ đồng của tuần trước. Trong tuần, khối ngoại bán ròng 2.149 tỷ đồng trên HOSE và 344 tỷ đồng trên UPCoM, song mua ròng 36 tỷ đồng trên HNX.
Thị trường đang vào giai đoạn trũng thông tin nên ít có thông tin tác động tác động mạnh tới thị trường. Thông tin trên thị trường quốc tế vẫn chủ yếu xoay quanh câu chuyện tăng, giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhưng hiện tại chưa có tình tiết mới, ngoại trừ việc Mỹ công bố CPI tháng 4 tăng 0,3%, thấp hơn ước tính.
Ở trong nước, các tin tức vĩ mô vẫn xoay quanh câu chuyện của ngành Ngân hàng như tỷ giá và giá vàng. Chính phủ cũng đã vào cuộc chỉ đạo để Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp linh hoạt đều ổn định tỷ giá và giá vàng. Một thông tin cũng được đón nhận tích cực trong tuần là Chính phủ đồng ý với đề xuất là sẽ trình thông qua vấn đề đưa Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, thay vì 1/1/2025.
Thị trường có thể chưa thể gọi là bùng nổ nhưng mức tăng đã vượt cả kỳ vọng của những dự báo trước đó. Với sự hưng phấn và thanh khoản ổn định như tuần qua, chỉ số VN-Index tiến tới vùng đỉnh ngắn hạn 1.280 – 1.290 điểm vẫn hoàn toàn có thể dù áp lực bán sẽ tăng theo. |
Thị trường chứng khoán trong nước đã trải qua một tuần giao dịch đầy hứng phấn. Thị trường có thể chưa thể gọi là bùng nổ nhưng mức tăng đã vượt cả kỳ vọng của những dự báo trước đó. Các mốc kháng cự được cho là sẽ chịu áp lực chốt lời rất lớn không quá khó để vượt qua. Với sự hưng phấn và thanh khoản ổn định như tuần qua, chỉ số VN-Index tiến tới vùng đỉnh ngắn hạn 1.280 - 1.290 điểm vẫn hoàn toàn có thể dù áp lực bán sẽ tăng theo.
Điểm quan trọng đối với xu hướng của thị trường ngắn hạn sẽ nằm ở quan điểm của dòng tiền. Nếu dòng tiền chốt lời gia tăng nhưng nếu được đỡ bởi dòng tiền đang đứng ngoài quan sát thời gian qua thì khả năng đi lên chưa hẳn đã hết.
Tuy vậy, nhìn một cách khách quan, khi thị trường tiến tới mốc 1.280 điểm và xuất hiện nhịp điều chỉnh là hoàn toàn bình thường. Chỉ số VN-Index đã có 4 tuần tăng liên tiếp và đã hồi phục khá tốt so với mức đáy trong tháng 4. Áp lực chốt lời là bình thường và nhìn ở góc độ nào đó là khá tốt vì thị trường cần sự điều tiết cho đà tăng ổn định hơn.
Theo các chuyên gia của SHS, chỉ số VN-Index đang hướng đến vùng giá 1.280 điểm, giá cao nhất phiên giao dịch giảm mạnh ngày 15/04/2024. Nếu vượt qua được vùng giá này thì VN-Index sẽ hướng đến vùng giá quanh 1.300 điểm.
Còn theo chuyên gia của VNDirect, những diễn biến tích cực trên đã cải thiện tâm lý nhà đầu tư, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán đã thúc đẩy các chỉ số chứng khoán tăng điểm. Quán tính tăng điểm hiện tại hoàn toàn có thể đưa chỉ số VN-Index hướng tới vùng kháng cự mạnh 1.290 - 1.300 điểm.
Nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp rung lắc của thị trường trong quá trình hướng tới vùng đỉnh cũ để cơ cấu danh mục đầu tư, hướng tới các nhóm cổ phiếu chưa tăng mạnh hoặc đang có câu chuyện hỗ trợ như xuất khẩu (thủy sản, dệt may), bất động sản và chứng khoán./.