Thủ tục hành chính phức tạp gây áp lực cho nhà đầu tư bất động sản
Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hơn 50% doanh nghiệp bất động sản, xây dựng cho rằng họ đang gặp rất nhiều trở ngại với các thủ tục tục đất đai, giải phóng mặt bằng.
Thủ tục hành chính phức tạp làm nản lòng nhà đầu tư bất động sản
Hiện nay, bất động sản là một trong những ngành mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đóng góp bình quân mỗi năm khoảng 7% - 8% vào GDP Việt Nam. Thế nhưng, các doanh nghiệp bất động sản hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhất là phải đối mặt với thủ tục hành chính.
Theo khảo sát của VCCI, hơn 50% doanh nghiệp bất động sản, xây dựng cho rằng họ đang gặp rất nhiều trở ngại với các thủ tục tục đất đai, giải phóng mặt bằng.
hơn 50% doanh nghiệp bất động sản, xây dựng cho rằng họ đang gặp rất nhiều trở ngại với các thủ tục tục đất đai, giải phóng mặt bằng. (Ảnh minh họa)
48% doanh nghiệp gặp trở lại với các thủ tục quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và hơn 40% doanh nghiệp gặp khó với các thủ tục về thẩm định, thẩm duyệt.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI cho biết: Hiện nay, các quy định pháp luật liên quan tới đất đai đang tồn tại một số vấn đề lớn, nhiều Luật, Nghị định chồng chéo, không thống nhất, quy định triển khai bị kéo dài, đình trệ, tất cả đều đang cản trở doanh nghiệp phát triển dự án.
“Mâu thuẫn nhiều nhất liên quan đến các Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật kinh doanh bất động sản, nhà ở, Luật bảo vệ môi trường, tài nguyên nước,... Các luật này chưa thống nhất về điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ, không rõ thủ tục nào trước, thủ tục nào sau, chồng lấn khi thực hiện thủ tục hành chính khi nhiều cơ quan cùng thẩm định”, đại diện VCCI nói.
Ngoài ra, khung giá đất Nhà nước hiện hành chưa phù hợp với thị trường, chỉ bằng 20% - 30% khung giá đất thị trường. Khung giá đất do địa phương ban hành cũng chỉ bằng 30% - 60% giá trị trường.
Do hiện nay, chưa có cơ chế tính giá đất rõ ràng, minh bạch sẽ tạo ra nguy cơ tranh chấp, sa lầy trong đền bù, giải phóng mặt bằng.
Chính vì vậy, ông Đậu Tuấn Anh kiến nghị bằng mọi giá phải cải cách thủ tục hành chính, rà soát, tháo gỡ chồng chéo pháp luật, giải quyết các vấn đề vướng mắc liên ngành,...
Một số đề xuất tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản
Ngoài vướng mắc về thủ tục hành chính, một số ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang tồn tại một số bất cập khác, như chính sách về đất đai chưa phù hợp.
Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua vốn hóa đất đai.
Luật Đất đai cần đưa ra các chính sách tài chính đất đai phù hợp, trên nguyên tắc không lãng phí nguồn vốn đất đai, quản lý tốt đất đai thuộc tài sản công, khuyến khích việc sử dụng đất đai thuộc tài sản tư, từ đó tạo ra các cơ chế phù hợp để tăng nguồn thu từ đất. Đó chính là nguồn lực tài chính phù hợp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có chất lượng cao.
Về vấn đề đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam, qua trường hợp đấu giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng, đấu giá đất phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh, được áp dụng trong tất cả trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất mà không có ngoại lệ.
Đấu giá đất phải đảm bảo quyền và lợi ích cho cả 3 bên là Nhà nước (người bán), doanh nghiệp/người dân (người mua) và thị trường/xã hội trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện thể chế đấu giá đất, cả căn cứ pháp lý, cơ chế chính sách lẫn quy trình, thủ tục cũng như bộ máy tổ chức và nhân sự có liên quan.
Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua vốn hóa đất đai.
Đề cập chính sách thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Tiến sĩ Đinh Xuân Nghiêm, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng, thị trường quyền sử dụng đất là một trong những thị trường có vai trò và vị trí quan trọng đối với nền kinh tế, có quan hệ trực tiếp với các thị trường bất động sản, thị trường tài chính tiền tệ...
Tuy nhiên, thể chế hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp còn hạn chế, hoạt động trầm lắng, thiếu ổn định, tồn tại nhiều giao dịch phi chính thức không được quản lý và ở một số nơi có hiện tượng đẩy giá đất tăng đột biến trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, cơ chế xác định giá quyền sử dụng đất hằng năm còn quy định chưa cụ thể, có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến lúng túng, chưa thống nhất khi thực hiện. Việc thu hồi, bồi thường thu hồi đất ở một số địa phương phát sinh khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.
Theo Tiến sĩ Đinh Xuân Nghiêm, để thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất, đồng thời phát huy giá trị gia tăng của nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp nhằm vận hành thị trường đất đai một cách công khai, minh bạch và hiệu quả nhất.
“Hơn nữa, cần đặc biệt chú trọng giải quyết các điểm nghẽn tồn tại trong quản lý sử dụng đất hiện nay, trong giao đất, cho thuê đất; xác định giá đất, thu hồi đất”, TS Đinh Xuân Nghiêm nói.
Nguồn Congluan.vn
https://congluan.vn/thu-tuc-hanh-chinh-phuc-tap-gay-ap-luc-cho-nha-dau-tu-bat-dong-san-post185756.html
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá