Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cha mẹ được bảo trợ xã hội
Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cha mẹ được bảo trợ xã hội được quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cha mẹ được bảo trợ xã hội (Hình từ Internet)
Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cha mẹ được bảo trợ xã hội
Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là việc hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng trợ giúp xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hộ gia đình. Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; trợ giúp xã hội khẩn cấp và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội. Trong đó, khoản 2 Điều 21 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng trẻ em mồ côi cha mẹ như sau:
(1) Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng:
Là đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng gồm trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng.
(2) Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng:
Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cha mẹ được bảo trợ xã hội được thực hiện như sau:
- Trưởng thôn lập danh sách đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và cá nhân hoặc hộ gia đình có đủ điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc địa bàn thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chế độ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp
Theo Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH về chế độ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 18 và khoản 2 Điều 19 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, trong đó bao gồm đối tượng tại (1) như sau:
- Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng: 60.000 đồng/người/ngày.
- Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như sau:
+ Đối với đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
+ Đối với đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế tương ứng.
- Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/1km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển. Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê.
- Cần quy định bắt buộc trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
- Hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh
- Hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh
- Hướng dẫn chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
- Bảo đảm an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Online Banking
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- "Điểm danh" 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội
- Đề xuất nhiều chính sách trợ cấp với cán bộ không đủ tuổi tái cử tự nguyện nghỉ hưu sớm
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu