Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu chỉ đạo nhấn mạnh 5 quan điểm chuyển đổi số ngành Ngân hàng.

Thứ nhất, việc chuyển đổi số phải quán triệt, bám sát và hiện thực hoá chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thúc đẩy chuyển số quốc gia nói chung, chuyển đổi số ngành Ngân hàng nói riêng thực chất, hiệu quả, góp phần giữ ổn định thị trường tiền tệ, tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng chỉ đạo 5 quan điểm chuyển đổi số ngân hàng
Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo tại sự kiện. Ảnh: S.B
Kỳ vọng công cuộc chuyển đổi số ngân hàng, lộ trình giảm lãi suất vẫn gian nanNgày chuyển đổi số ngân hàng 2024 sẽ diễn ra ngày 8/5

Thứ hai là nắm bắt cơ hội, thách thức từ tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, vận dụng phù hợp, hiệu quả với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam để định hướng các hoạt động của chuyển đổi số ngành Ngân hàng.

Chuyển đổi số đã hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động thanh toán

Ban tổ chức cho biết, 3 tháng đầu năm 2024 giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 56,57% về số lượng và 31,35% về giá trị; qua kênh Internet tăng tương ứng 48,81% và 25,73%.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng phải gắn với kinh tế số, xã hội số, công dân số và kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn góp phần nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

Thứ ba, chuyển đổi số ngành Ngân hàng phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ hiện đại, đổi mới sáng tạo, kết hợp với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là những yếu tố then chốt để ngành Ngân hàng Việt Nam có bước phát triển nhanh, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt cùng, tiến kịp và vượt lên so với khu vực, thế giới.

Thủ tướng chỉ đạo 5 quan điểm chuyển đổi số ngân hàng
Thủ tướng đi thăm các gian giới thiệu sản phẩm công nghệ của các ngân hàng, doanh nghiệp. Ảnh: C.T

Thứ tư, chuyển đổi số ngành Ngân hàng một cách tổng thể, toàn diện, ưu tiên chất lượng hơn số lượng; nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, phát triển hạ tầng thanh toán điện tử và bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin.

Thứ năm, chuyển đổi số ngân hàng phải đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương.

Về nhiệm vụ, giải pháp chung trong thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ “5 đẩy mạnh” gồm:

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, đa dạng hóa sản phẩm.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

Đẩy mạnh phát triển nhân lực số ngành Ngân hàng, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đẩy mạnh an ninh, an toàn trong thanh toán, bảo vệ dữ liệu cá nhân.