Tiết kiệm năng lượng - Giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa nắng nóng
“Tiết kiệm năng lượng - Giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa nắng nóng” là chủ đề của tọa đàm về nhu cầu điện cho nền kinh tế đang phục hồi và phương án bảo đảm điện, đặc biệt đợt cao điểm mùa nắng nóng năm nay...
Tọa đàm do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Hội Khoa học và Công nghệ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), báo Kinh tế & Đô thị... tổ chức sáng 18/5 tại trụ sở báo Kinh tế & Đô thị (quận Đống Đa, Hà Nội).
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Khắc Kiên
Báo Kinh tế & Đô thị là đơn vị bảo trợ truyền thông với sự tham gia của Phó Tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm, Phó Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) Trịnh Quốc Vũ, chuyên gia cao cấp năng lượng Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh (Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) Hà Đăng Sơn...
Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà quản lý nhất trí đánh giá, trong hơn 2 năm trải qua đại dịch Covid-19, những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh là chưa từng có, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, khi dịch bệnh được khống chế, nền kinh tế, sản xuất có những dấu hiệu dần hồi phục và tăng tốc. Nhu cầu tiêu thụ điện cũng theo đó tăng dần theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trước thực tế này, nhu cầu điện cho nền kinh tế đang phục hồi đang là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý và EVN.
Tọa đàm đã chia sẻ thông tin về tình hình cung ứng điện năng, đặc biệt trong cao điểm mùa nắng nóng năm 2022. Thông qua đó đẩy mạnh tuyên truyền đầy đủ thông tin về điều hành điện, nỗ lực của ngành điện trong việc cung ứng đủ điện mùa nắng nóng 2002 đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo được nhiệm vụ phục hồi kinh tế sau đại dịch của Chính phủ.
Căn cứ vào dự báo phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 theo Nghị quyết của Quốc hội, để đạt được tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5%; đồng thời chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, lấy lại đà tăng trưởng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế, được biết, EVN đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng phụ tải điện.
Theo đó, kịch bản 1 ở mức 8,3%, tương ứng sản lượng điện toàn quốc đạt 275,5 tỷ kWh. Kịch bản 2 - với mức tăng trưởng nhu cầu phụ tải ở mức cao 12,4%, tương ứng sản lượng điện toàn quốc đạt hơn 286 tỷ kWh.
Công nhân EVN kiểm tra và sửa chữa lưới điện.
Thực tế cho thấy, những con số được đưa ra, để có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế (GDP) theo các mục tiêu đề ra thì yêu cầu quan trọng là phải đảm bảo nguồn cung năng lượng, trong đó có điện năng… Ngay trong những tháng đầu năm chúng ta thấy rất rõ những nguy cơ tác động tới việc đảm bảo nguồn cung cũng như về giá của rất nhiều mặt hàng nhiên liệu/năng lượng, như dầu thô, than đá, rồi xăng dầu…
Theo dữ liệu công bố của Ngân hàng Thế giới, chỉ số cường độ năng lượng sơ cấp của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN (Malaysia, Indonesia; Philippines) và Ấn Độ; cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế hiện đại. Điều này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam không hiệu quả về mặt năng lượng so với ngay cả các nền kinh tế khác trong khu vực.
Nhiều đánh giá của chuyên gia và các tổ chức nghiên cứu uy tín quốc tế cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng kỹ thuật để giảm thiểu tình trạng thất thoát và lãng phí ở khâu sử dụng năng lượng tại tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, giao thông vận tải, sản xuất nông ngư nghiệp cho đến tại hộ gia đình…
Từ thực tế tăng trưởng GDP/tăng trưởng điện (theo 2 kịch bản EVN xây dựng), nếu tăng trưởng điện lên tới 8,3% đến hơn 12% và GDP khoảng 6 - 6,5% thậm chí trên 7% thì tỷ lệ vẫn phải hơn 1,4-1,6…
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh Hà Đăng Sơn chia sẻ tại tọa đàm
Ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh nhận định, du lịch và dịch vụ sẽ phục hồi, cùng với đó chuỗi sản xuất công nghiệp cũng phục hồi. Kịch bản sẽ là tăng trưởng 8 - 12% điện năng vào cuối năm nay, khi tất cả dịch vụ sản xuất đi vào hoạt động. Ông Hà Đăng Sơn cho biết, hiện chuỗi dự án năng lượng tái tạo đa phần tập trung ở miền Trung trong khi nền tảng truyền tải chưa đáp ứng được nhu cầu đủ từ miền Trung ra miền Bắc. Năm 2021, việc chốt được thỏa thuận với Lào về nguồn năng lượng đã phần nào giúp miền Bắc đáp ứng nhu cầu.
Tuy nhiên, việc sản xuất than, dầu khí nội địa khó khăn, chi phí đắt hơn, thị trường quốc tế giá cao, DN có nhiều lựa chọn nên thường chọn xuất khẩu. Nếu không có vai trò nhà nước ở đây sẽ không thể kiểm soát được chi phí sản xuất điện. Việc thiếu nguồn năng lượng sơ cấp hy vọng sẽ được giải quyết trong ngắn hạn 6 tháng, khi EVN và Bộ Công Thương phối hợp giải quyết, nhưng về dài hạn, nguy cơ thiếu là khá lớn.
Tiếp tục cập nhật...
Nguồn https://kinhtedothi.vn/tiet-kiem-nang-luong-giai-phap-bao-dam-cung-ung-dien-mua-nang-nong.html
- Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư
- Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi
- Siêu thị 0 đồng phục vụ bệnh nhân ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh
- Cảnh báo mạo danh cơ quan BHXH yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân cập nhật thẻ BHYT trên ứng dụng VssID
- Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí
- Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước như chiến dịch, ngày hội của toàn dân
- Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật