Tranh chấp lao động tập thể ở Bình Dương tăng
Từ đầu năm 2022 đến nay, Bình Dương xảy ra 18 vụ tranh chấp lao động tập thể, tăng 4 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường đối thoại tại nơi làm việc để xây dựng quan hệ lao động hài hòa.
Trong số 18 vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại 18 doanh nghiệp thì có 17 vụ xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 1 vụ xảy ra tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, với gần 10.700 người tham gia; doanh nghiệp xảy ra tranh chấp lao động tập thể nhiều nhất ở ngành chế biến gỗ với 9 vụ.
Bên cạnh tranh chấp lao động tập thể thì tranh chấp giữa cá nhân lao động với người sử dụng lao động cũng có xu hướng tăng. Trong 2 năm gần đây, Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Bình Dương đã tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ gần 7.500 cuộc cho hơn 9.200 lao động. Đơn vị còn hỗ trợ người lao động soạn thảo hơn 300 lá đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, khiếu nại, tố cáo gửi đến doanh nghiệp liên quan các vấn đề tranh chấp về tiền lương, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động…
Tháng 3/2022, hàng nghìn công nhân công ty ở khu công nghiệp Sóng Thần 1, thành phố Dĩ An ngừng việc đòi tăng lương
Theo Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương, nguyên nhân khiến tranh chấp lao động tập thể có xu hướng tăng do hành vi vi phạm pháp luật của cả phía doanh nghiệp và người lao động. Một số doanh nghiệp không chấp hành đúng pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội dẫn đến quyền lợi của người lao động chưa được bảo đảm.
Về phía người lao động, đa phần là đấu tranh đòi các quyền và lợi ích hợp pháp như tăng lương, các chế độ phúc lợi. Tuy nhiên vẫn còn một số vụ tranh chấp lao động xảy ra do sự thiếu hiểu biết của người lao động về các quy định liên quan đến pháp luật lao động, việc làm, hay do bị kích động, lôi kéo.
Tranh chấp lao động xảy ra ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương, gây thiệt hại cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Doanh nghiệp không tổ chức được sản xuất khiến đơn hàng bị chậm; người lao động thì bị mất việc, giảm sút thu nhập, ảnh hưởng cuộc sống.
Ông Nguyễn Đình Khánh, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay, các ngành đang đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Từ đó, kiến nghị với lãnh đạo tỉnh xử lí nghiêm các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật lao động. Công đoàn cấp trên cũng khuyến khích công đoàn cơ sở phối hợp với chủ doanh nghiệp duy trì tổ chức hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc.
“Thông qua tổ chức tốt đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp, nhiều kiến nghị của người lao động được tiếp thu, giải quyết kịp thời. Từ đó, kéo giảm tranh chấp lao động, đình công, xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp theo Chỉ thị 22 của Ban Bí thư Trung ương Đảng”, ông Khánh nói./.
Nguồn https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/tranh-chap-lao-dong-tap-the-o-binh-duong-tang-post949828.vov
- Hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh
- Hướng dẫn chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
- Bảo đảm an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Online Banking
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- "Điểm danh" 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội
- Đề xuất nhiều chính sách trợ cấp với cán bộ không đủ tuổi tái cử tự nguyện nghỉ hưu sớm
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- 0 aA Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu