Triển khai thu mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin
Ngày 27-7, tại huyện Đông Anh, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an thành phố Hà Nội triển khai thu mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin để đưa vào ngân hàng GEN (ADN) phục vụ xác định danh tính hài cốt còn thiếu thông tin.
Cùng tham dự chương trình, ngoài đại diện chính quyền, các sở, ban, ngành, còn có Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lộc (sinh năm 1935, ở xã Đông Hội, có 2 con là liệt sĩ) cùng thân nhân 15 liệt sĩ của huyện Đông Anh.
Lấy mẫu ADN Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lộc. Ảnh: Chu Dũng
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, ngày 17-7-2024, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) đã ban hành Kế hoạch số 356/KH-BCA-C06 về việc triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính nhằm xây dựng dữ liệu thông tin liệt sĩ và nhân thân đầy đủ, chính xác…
Hiện nay, Bộ Công an đã triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước phục vụ triển khai Luật, trong đó đảm bảo lưu trữ dữ liệu sinh trắc học ADN của công dân khi công dân tự nguyện cung cấp.
Đối với dữ liệu ADN của công dân là thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin, Bộ Công an sẽ thực hiện lưu trữ tập trung tại Cơ sở dữ liệu căn cước để đối sánh, xác minh, tìm kiếm thông tin liệt sĩ, đảm bảo khai thác dữ liệu công dân hiệu quả.
Trung tá Nguyễn Thành Lâm, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ luôn được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, được các cấp, các ngành không ngừng nỗ lực thực hiện.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 500.000 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được thông tin, trong đó Hà Nội có 90.000 trường hợp…
Thông tin về ADN của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lộc được lưu lại phục vụ công tác tìm kiếm liệt sĩ sau này. Ảnh: Chu Dũng
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) thông tin thêm, để sẵn sàng tích hợp dữ liệu thông tin ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân với Cơ sở dữ liệu căn cước nhằm phục vụ tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ chưa xác định được thông tin, việc lấy mẫu ADN đối với thân nhân liệt sĩ phải là gia đình trực hệ.
Trong ngày 27-7, Bộ Công an và Công an thành phố đã lấy mẫu của thân nhân 16 liệt sĩ chưa xác định được danh tính (mỗi gia đình liệt sĩ thu nhận 2 mẫu của thân nhân). Hoạt động này cũng được tiến hành tại nhiều địa phương trên cả nướ
- Siêu thị 0 đồng phục vụ bệnh nhân ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh
- Cảnh báo mạo danh cơ quan BHXH yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân cập nhật thẻ BHYT trên ứng dụng VssID
- Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí
- Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước như chiến dịch, ngày hội của toàn dân
- Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật
- 1.337 chỉ tiêu tại Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
- Vụ máy bay rơi tại Bình Định: Đã liên lạc được với cả hai phi công