Trung Quốc: Đẩy mạnh công nghiệp nhưng tiêu thụ yếu khiến nền kinh tế khó bứt tốc
Nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trong tháng 5 nhờ sản xuất công nghiệp tăng bất ngờ, nhưng mức tiêu thụ yếu đặt ra thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách trong bối cảnh kéo dài liên tục các biện pháp hạn chế Covid nghiêm ngặt.
Dấu hiệu phục hồi
Tuy nhiên, dữ liệu cung cấp một con đường để phục hồi tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề do phong toả toàn bộ hoặc một phần tại hàng chục thành phố vào tháng 3 và tháng 4, bao gồm cả việc ngừng hoạt động kéo dài ở trung tâm thương mại Thượng Hải.
Sản lượng công nghiệp tăng 0,7% trong tháng 5 so với một năm trước đó, sau khi giảm 2,9% trong tháng 4, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho thấy hôm 15/6.
Sự tăng tốc trong lĩnh vực công nghiệp được củng cố bởi việc nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid và nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ. Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng với tốc độ hai con số trong tháng 5, phá vỡ kỳ vọng, khi các nhà máy khởi động lại và khó khăn về hậu cần giảm bớt.
Lĩnh vực khai khoáng dẫn đầu với sản lượng hàng năm tăng 7,0% trong tháng 5, trong khi ngành sản xuất tăng 0,1% ít ỏi, chủ yếu được thúc đẩy bởi việc sản xuất các phương tiện năng lượng mới, tăng 108,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Iris Pang, Trưởng phòng kinh tế Trung Quốc tại ING cho biết: “Dữ liệu hoạt động vẽ nên bức tranh phục hồi kinh tế trong tháng 5, nhưng chỉ là một bức tranh chậm chạp”.
Ông Pang nói: “Chính phủ có thể sẽ đối phó với sự yếu kém này của nền kinh tế bằng cách đưa ra nhiều biện pháp kích thích tài khóa hơn”.
Cổ phiếu Trung Quốc tăng sau khi dữ liệu được công bố, với cổ phiếu bluechip của Trung Quốc đại lục tăng 1,8% và cổ phiếu Hong Kong tăng 1,4%, trái ngược với một phiên giao dịch trầm lắng đối với hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á khác.
Fu Linghui, phát ngôn viên của NBS, nói trong một cuộc họp báo rằng ông hy vọng sự phục hồi sẽ cải thiện hơn nữa vào tháng 6 do chính sách hỗ trợ.
Tuy nhiên, "môi trường quốc tế vẫn còn phức tạp và khắc nghiệt", ông nói, nhấn mạnh những rủi ro đối với triển vọng.
"Sự phục hồi trong nước của chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu với sự tăng trưởng của các chỉ số chính ở mức thấp", Fu nói.
Điểm yếu tiêu dùng, mối lo ngại về thất nghiệp
Sự thận trọng đó được nhấn mạnh trong dữ liệu tiêu dùng, vốn vẫn còn yếu do người mua chỉ di chuyển giới hạn trong nhà của họ ở Thượng Hải và các thành phố khác. Doanh số bán lẻ giảm thêm 6,7% trong tháng 5 so với một năm trước đó, bên cạnh mức giảm 11,1% của tháng trước.
Các số liệu đã tươi sáng hơn một chút so với dự báo giảm 7,1% do chi tiêu tăng cho các mặt hàng cơ bản như ngũ cốc, dầu ăn và thực phẩm và đồ uống.
"Chúng ta không nên quá lạc quan về tiêu dùng vì sự phục hồi diễn ra khá chậm. Bị ảnh hưởng bởi các đợt bùng phát Covid lặp đi lặp lại, tăng trưởng thu nhập chậm hơn, quan điểm thận trọng về những kỳ vọng trong tương lai, sẽ không có sự trả thù chi tiêu như mọi người đã mong đợi", Wang Jun, nhà kinh tế trưởng tại Zhongyuan Bank nhận định.
Doanh thu trong ngành cung cấp thực phẩm, một lĩnh vực rất nhạy cảm với việc phong toả bởi Covid đã giảm 21,1% trong tháng 5, so với mức giảm 22,7% trong tháng 4.
Đầu tư tài sản cố định, một động lực tăng trưởng mà các nhà hoạch định chính sách hy vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế, đã tăng 6,2% trong 5 tháng đầu tiên, đánh bại mức tăng dự kiến 6,0% nhưng đã chậm lại so với mức tăng 6,8% trong 4 tháng đầu năm.
Doanh số bán bất động sản của Trung Quốc giảm với tốc độ chậm hơn so với tháng 5, cho thấy tâm lý người mua được cải thiện sau một loạt các chính sách nới lỏng được thực hiện bởi các thành phố trên khắp đất nước để thúc đẩy nhu cầu. Dữ liệu cổ phiếu của các nhà phát triển Trung Quốc nhờ đó tăng vọt.
Tuy nhiên, việc làm vẫn là một mối quan tâm lớn. Tỷ lệ thất nghiệp dựa trên cuộc khảo sát trên toàn quốc đã giảm xuống 5,9% trong tháng 5 từ 6,1% vào tháng 4, vẫn cao hơn mục tiêu năm 2022 của Chính phủ là dưới 5,5%.
Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát tại 31 thành phố lớn lên tới 6,9%, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Ngân hàng trung ương hôm 15/6 đã giữ nguyên lãi suất chính sách trung hạn trong tháng thứ 5 liên tiếp, phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
Chính phủ Trung Quốc gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ kinh tế, mặc dù các nhà phân tích cho rằng mục tiêu GDP chính thức khoảng 5,5% cho năm nay sẽ khó đạt được nếu không thực hiện chiến lược Zero Covid.
Các nhà chức trách ở Bắc Kinh hôm 14/6 cảnh báo rằng thành phố 22 triệu dân này đang trong một "cuộc chạy đua với thời gian" để đối phó với đợt bùng phát nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, khi các trường hợp liên quan đến Covid ngày càng tăng trong 24 giờ qua.
Thượng Hải vẫn đang phải vật lộn với các trường hợp nhiễn Covid kéo dài sau khi nó xuất hiện sau một cuộc giãn cách kéo dài 2 tháng.
Nguồn https://congluan.vn/trung-quoc-day-manh-cong-nghiep-nhung-tieu-thu-yeu-khien-nen-kinh-te-kho-but-toc-post199320.html
- Đích nhắm đầu tư: Việt Nam là điểm đến số 1
- Doanh nghiệp Thủ đô giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng xứ Nghệ
- Hơn 90% DN Đức dự kiến mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- Cánh điện gió bất động, chục nghìn tỷ phơi nắng mưa chờ cơ chế
- Bán giấy thu tiền: Soi kỹ dòng tiền chục nghìn tỷ đi đâu, làm gì, mua bán ra sao
- Mỹ miễn thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu của Việt Nam
- Không để cá nhân, doanh nghiệp né nghĩa vụ kinh doanh
- Bất động suốt 2 năm, doanh nghiệp gần như vô danh Vạn Trường Phát bất ngờ vay tới 10.000 tỷ đồng trái phiếu
- Thương mại Tự do Năng lượng đặt dấu chấm hết do xung đột Nga – Ukraine