Trung Quốc sẵn sàng quỹ cứu trợ ngân hàng khổng lồ khi suy thoái tăng cao
Trung Quốc đang mở rộng mạng lưới an toàn cho lĩnh vực tài chính của mình với một quỹ cứu trợ mới có thể lên tới hàng chục tỷ USD khi nền kinh tế trong nước hạ nhiệt và chính sách tiền tệ thắt chặt ở nước ngoài gây ra rủi ro ngày càng tăng.
Quỹ bảo đảm ổn định tài chính mới của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ cung cấp chỗ dựa cho các tổ chức lớn, chẳng hạn như ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty cho thuê, trong trường hợp sắp xảy ra sự cố sụp đổ hoặc tổn thất đầu tư gia tăng do bất ổn thị trường nước ngoài có nguy cơ phá hủy toàn bộ hệ thống tài chính.
Quỹ ổn định tài chính mới của chính phủ Trung Quốc nhằm cung cấp cho các ngân hàng một mạng lưới an toàn mạnh mẽ hơn. Ảnh: CNBC.
Các biện pháp khác được dự kiến thực hiện bao gồm cung cấp tính thanh khoản tạm thời để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiếu tiền đột ngột và bơm vốn để kiểm soát các công ty thực hiện thủ tục phá sản có trật tự và cuối cùng là bán chúng.
Nguồn vốn cho quỹ do chính phủ Trung Quốc kiểm soát sẽ chủ yếu đến từ các ngân hàng và những tổ chức khác trong hệ thống tài chính của Trung Quốc. Tổng cộng 64,6 tỷ nhân dân tệ (9,7 tỷ USD) đã được huy động từ các ngân hàng lớn và Bắc Kinh đặt mục tiêu nâng tổng số tiền tương đương hàng chục tỷ USD lên 100 tỷ USD vào tháng 9.
Quỹ mới có thể có quy mô tương tự như quỹ cứu trợ ngân hàng trị giá 12 nghìn tỷ yên (92 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại) do Nhật Bản thành lập sau cuộc khủng hoảng tài chính cuối những năm 1990. Nó cũng khiến nhiều nhà đầu tư gợi nhớ đến Chương trình Cứu trợ Tài sản Rắc rối trị giá 700 tỷ USD do Mỹ thiết lập sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 để giải cứu các ngân hàng và các công ty gặp khó khăn khác.
Trước đó, Trung Quốc đã có các quỹ cứu trợ nhỏ hơn, có mục tiêu hơn, bao gồm một quỹ dành cho ngành bảo hiểm và ủy thác có 182,9 tỷ nhân dân tệ vào cuối năm 2021 và quỹ bảo hiểm tiền gửi 96 tỷ nhân dân tệ. Khuôn khổ mới sẽ đóng vai trò như một bộ đệm trong trường hợp các nguồn lực này không thể cung cấp đủ thanh khoản hoặc bù đắp cho các khoản lỗ gây mất ổn định.
Các khoản cho vay khó đòi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các tổ chức tài chính Trung Quốc hơn. Dữ liệu chính thức đưa ra tỷ lệ cho vay kém hiệu quả đối với lĩnh vực ngân hàng thương mại của Trung Quốc là 1,79% vào cuối tháng 3, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng con số thực tế còn cao hơn, vì nợ xấu thường không được phân loại như vậy.
Shinichi Seki, một nhà kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản đã ước tính con số này vào khoảng 8% vào cuối năm 2020, gấp hơn 4 lần so với con số chính thức.
Điều kiện kinh tế khó khăn đang làm tăng thêm rủi ro. Lãi suất tăng tại các thị trường bao gồm Mỹ và Châu Âu đã góp phần vào việc gây ra những áp lực kinh tế và có thể làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Cùng với những thách thức trong nước bao gồm tác động kinh tế của chính sách Zero-COVID và sự điều chỉnh giá bất động sản, Trung Quốc sẽ phải đối mặt thêm với nhiều áp lực hơn trong thời gian tới.
Việc tăng cường giám sát ngành tài chính và kiềm chế rủi ro đối với hệ thống kinh tế có thể sẽ nằm trong chương trình nghị sự tại Hội nghị Công tác Tài chính Quốc gia của Trung Quốc, một cuộc họp chính sách lớn kéo dài 5 năm một lần dự kiến sẽ được tổ chức vào năm nay.
Nhiều nhà quan sát cho rằng, nếu Trung Quốc thắt chặt kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế, điều đó có thể có nguy cơ châm ngòi cho sự suy thoái do chính sách gây ra, có khả năng khiến các ngân hàng phải đối mặt với những khoản nợ xấu.
Bất kỳ sự xáo trộn nào trong lĩnh vực tài chính trong nước đều có thể gây ra hậu quả ở thị trường nước ngoài. Vào cuối năm 2021, số dư nợ nước ngoài của các ngân hàng Trung Quốc đã đạt 1,19 nghìn tỷ USD, tăng khoảng 30% so với hai năm trước đó.
Nguồn https://congluan.vn/trung-quoc-san-sang-quy-cuu-tro-ngan-hang-khong-lo-khi-suy-thoai-tang-cao-post198309.html
- Đích nhắm đầu tư: Việt Nam là điểm đến số 1
- Doanh nghiệp Thủ đô giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng xứ Nghệ
- Hơn 90% DN Đức dự kiến mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- Cánh điện gió bất động, chục nghìn tỷ phơi nắng mưa chờ cơ chế
- Bán giấy thu tiền: Soi kỹ dòng tiền chục nghìn tỷ đi đâu, làm gì, mua bán ra sao
- Mỹ miễn thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu của Việt Nam
- Không để cá nhân, doanh nghiệp né nghĩa vụ kinh doanh
- Bất động suốt 2 năm, doanh nghiệp gần như vô danh Vạn Trường Phát bất ngờ vay tới 10.000 tỷ đồng trái phiếu
- Thương mại Tự do Năng lượng đặt dấu chấm hết do xung đột Nga – Ukraine