Từ "Đất rừng phương Nam" bàn ở Quốc hội, đại biểu lên tiếng về phản biện xã hội
"Tôi nhận thức khen chê có ý kiến khác nhau với một tác phẩm điện ảnh (Đất rừng phương Nam) là câu chuyện rất bình thường. Nhưng rõ ràng trong văn hóa ứng xử, chúng ta không thể chấp nhận thói trịch thượng, thói phán xét, quy chụp, bôi nhọ...".
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn. Ảnh: Phạm Đông
Trên đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khi trả lời chất vấn liên quan đến tấn công trên mạng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng còn nói thêm: "Nếu có các biểu hiện bôi nhọ và bêu xấu thì phải được nghiêm túc xử lý".
Thực ra, để làm rõ hành vi "bôi nhọ" hay "bêu xấu" cũng không đơn giản. Đâu là ranh giới giữa góp ý, phê bình, phản biện và bêu xấu thật khó phân biệt.
Đối với phim ảnh, sản phẩm giải trí, hay các tác phẩm nghệ thuật khác, chuyện khen chê của dư luận là quá bình thường. Chẳng lẽ vì lên tiếng chê dở mà bị đem ra xử lý.
Đại biểu Trịnh Xuân An - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - nêu quan điểm tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, rằng dư luận xã hội là hình thức biểu hiện trạng thái ý thức của xã hội rất bình thường. Dư luận thì có dư luận đúng, dư luận sai, có cái tốt, có cái xấu, không phải ý kiến nào được nêu ra cũng để "đánh cho ai đó chết" mà là góp ý, nêu quan điểm để làm cho mọi thứ rõ ràng, tốt đẹp hơn.
Rất đồng ý với quan điểm của đại biểu Trịnh Xuân An, hãy để cho dư luận phản biện, việc có nhiều ý kiến tranh luận, quan điểm trái chiều về một vấn đề của đời sống là chuyện bình thường. Chính cuộc sống sẽ "gạn đục, khơi trong", chuyện đúng sai sẽ được thời gian trả lời và mọi người sẽ tự rút ra kết luận cho riêng mình. Cũng có những điều không cần câu trả lời, vì đó chỉ là "trend" nhất thời ồn ào chóng qua, chẳng có gì phải "nghiêm trọng".
Nếu chỉ với một bộ phim mang tính giải trí, mà người lên tiếng khen chê còn phải e sợ bị xử lý, thì còn ai dám mở miệng để phản biện những vấn đề nghiêm túc khác, liên quan đến chính sách, cơ chế, quốc kế dân sinh.
Tất nhiên, không thể lợi dụng quyền phản biện để tấn công cá nhân, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Hoặc, không thể vu khống, xuyên tạc, nói sai sự thật làm ảnh hưởng đến lợi ích công dân, quốc gia.
Nhưng muốn xử lý những hành vi vi phạm, tấn công trên mạng xã hội, thì phải có các quy định pháp luật rõ ràng, cụ thể, minh bạch, thuyết phục.
Quy định rõ ràng không chỉ làm căn cứ xử lý vi phạm, mà còn có ý nghĩa ngăn chặn. Khi công dân hiểu được pháp luật thì sẽ ý thức hơn về ứng xử, hạn chế các hành vi vi phạm.
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam