Tư duy mới, tầm nhìn mới từ quy hoạch vùng
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được công bố rộng rãi song song với các hoạt động xúc tiến đầu tư
Ðây là bản quy hoạch vùng đầu tiên được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 của đất nước và các định hướng, chỉ đạo của Ðảng, Nhà nước. Ðiểm thú vị là, quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long đã cụ thể hóa phương hướng tổ chức không gian và phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu của vùng phù hợp quan điểm phát triển thuận thiên, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.
Theo đó, vùng kinh tế quan trọng này sẽ được định hình các giá trị mới dựa trên các đột phá mang tính chiến lược, gồm phát triển theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng biến đổi khí hậu dựa trên ba trụ cột kinh tế-xã hội-môi trường; biến thách thức thành cơ hội, chủ động sống chung với lũ và xâm nhập mặn; chuyển đổi mô hình phát triển từ phân tán nhỏ lẻ sang tập trung cả về nông nghiệp, công nghiệp và đô thị; tập trung phát triển kết cấu hạ tầng với vai trò là bệ đỡ cho phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy liên kết vùng và tập trung phát triển hành lang đô thị công nghiệp vùng.
Thay đổi tư duy về khai thác, sử dụng tài nguyên nước: Coi nước mặn, nước lợ là một nguồn tài nguyên bên cạnh nước ngọt; chuyển từ đáp ứng nhu cầu sang chủ động quản lý nhu cầu về nước; khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp phân vùng chức năng của nguồn nước; tăng cường liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Ðông Nam Bộ…
Như vậy, quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới để mở ra các cơ hội phát triển mới cũng như định hình giá trị mới cho toàn vùng, vượt lên lợi ích cục bộ địa phương thay vì các tiếp cận manh mún, chia cắt theo địa giới hành chính. Ðể vùng đồng bằng sông Cửu Long thật sự phát huy tiềm năng, lợi thế cho phát triển, tổng số vốn ngân sách nhà nước dự kiến hỗ trợ cho các dự án trên địa bàn do địa phương quản lý trong giai đoạn 2021-2025 được bố trí tăng 23,3% so giai đoạn trước. Ðáng lưu ý, nguồn vốn ODA tăng mạnh, từ tỷ lệ 7,66% tổng vốn ODA của cả nước lên 30%. Ðó là một trong những giải pháp ưu tiên, giúp vùng kinh tế quan trọng này bật lên tăng trưởng đồng tốc với mức tăng chung của cả nước.
Theo các chuyên gia kinh tế, quy hoạch cũng là giải pháp quan trọng để đất nước có thể đạt mục tiêu tăng trưởng cao hơn 7%/năm như Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng đặt ra. Việc xây dựng, công bố và triển khai quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch các vùng một cách bài bản, khoa học, có tầm nhìn dài hạn, dựa trên tổ chức không gian phát triển hợp lý tạo ra những giá trị tăng trưởng mới.
- Cháy rừng ở Sóc Sơn ngày càng khó kiểm soát
- Lễ hội cây cảnh hoa giấy Phù Đổng - “Sắc hoa trên miền di sản”
- Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine do căng thẳng leo thang
- Trách nhiệm, đồng lòng chống lãng phí
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí