Tư tưởng đối phó khiến kết quả cổ phần hóa, thoái vốn ở doanh nghiệp nhà nước còn thấp
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), do nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu doanh nghiệp chưa cao, chưa quyết liệt thực hiện, còn tư tưởng đối phó nên kết quả cổ phần hóa, thoái vốn thấp.
Cổ phần hóa vẫn duy trì tốc độ ..."rùa bò"
Theo số liệu của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong năm 2021 ghi nhận 4 doanh nghiệp cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 333 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 196 tỷ đồng.
Tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang rất chậm chạp. Ảnh minh họa.
Trong đó có 3 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cổ phần hóa trong năm 2020. Có 01 doanh nghiệp cổ phần hóa trong năm 2021 là Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển chè Nghệ An (không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Về thoái vốn, trong năm 2021 đã thoái vốn tại 18 doanh nghiệp với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng.
Trong đó thoái vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp với giá trị 52,8 tỷ đồng, thu về 85,1 tỷ đồng; Các Tập đoàn, Tổng công ty thoái vốn tại 14 doanh nghiệp với giá trị 1.612 tỷ đồng, thu về 4.317 tỷ đồng.
Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2022, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa và thoái vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Tốc độ thoái vốn, cổ phần hóa chậm, vì sao?
Đánh giá về tình hình cổ phần hóa và thoái vốn năm 2021, đại diện Cục Tài chính cho biết: Tiến độ triển khai cổ phần hóa, thoái vốn chậm, không đạt yêu kế hoạch cầu đề ra
Số liệu từ Cục này cho biết thêm, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ là 1.404 tỷ đồng; Nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn năm 2021 không đáp ứng yêu cầu thu 40.000 tỷ đồng từ bán vốn nhà nước năm 2021 theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 (Bộ Tài chính đã có Quyết định số 2547/QĐ-BTC ngày 30/12/2021 chuyển 1.000 tỷ đồng từ Quỹ vào NSNN, đạt 2,5% kế hoạch).
Trong Quý I/2022, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước nộp về Quỹ dự kiến đạt 229 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp, hệ thống cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành đầy đủ; kịp thời được sửa đổi, bổ sung làm cơ sở để các doanh nghiệp triển khai thực hiện công tác cổ phần hóa, thoái vốn. Việc không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn là do các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Nguồn Congluan.vn
https://congluan.vn/tu-tuong-doi-pho-khien-ket-qua-co-phan-hoa-thoai-von-o-doanh-nghiep-nha-nuoc-con-thap-post186283.html
- Đích nhắm đầu tư: Việt Nam là điểm đến số 1
- Doanh nghiệp Thủ đô giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng xứ Nghệ
- Hơn 90% DN Đức dự kiến mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- Cánh điện gió bất động, chục nghìn tỷ phơi nắng mưa chờ cơ chế
- Bán giấy thu tiền: Soi kỹ dòng tiền chục nghìn tỷ đi đâu, làm gì, mua bán ra sao
- Mỹ miễn thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu của Việt Nam
- Không để cá nhân, doanh nghiệp né nghĩa vụ kinh doanh
- Bất động suốt 2 năm, doanh nghiệp gần như vô danh Vạn Trường Phát bất ngờ vay tới 10.000 tỷ đồng trái phiếu
- Thương mại Tự do Năng lượng đặt dấu chấm hết do xung đột Nga – Ukraine