Từng bước xóa bỏ xu hướng "hành chính hóa" hoạt động của hội
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Đổi mới và nâng cao phương thức hoạt động của hội theo hướng tự chủ, tự quản; từng bước xóa bỏ xu hướng "hành chính hóa" hoạt động của hội.
Bộ Nội vụ cho biết, sau 12 năm thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP đến nay, nhiều nội dung của Nghị định không còn phù hợp, chưa bao quát, điều chỉnh hết các vấn đề trong thực tiễn quản lý đặt ra.
Thực tiễn công tác quản lý nhà nước về hội trong thời gian vừa qua đặt ra nhiều vấn đề như: thiếu chế tài xử lý vi phạm, chưa rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, công tác kiểm tra, quy trình, thủ tục thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất... chưa đảm bảo tính chặt chẽ; thiếu quy định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội khi địa phương thay đổi địa giới hành chính các cấp.
Do đó, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP là phù hợp trong giai đoạn hiện nay để giải quyết được các vấn đề đang vướng mắc trong thực tiễn quản lý hội; có đủ căn cứ pháp lý xử lý các sai phạm trong tổ chức, hoạt động của hội; đổi mới và nâng cao phương thức hoạt động của hội theo hướng tự chủ, tự quản; từng bước xóa bỏ xu hướng "hành chính hóa" hoạt động của hội; giảm bớt gánh nặng của ngân sách, chỉ hỗ trợ nguồn lực, kinh phí theo các nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước.
Hội hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí hoạt động, không vì mục tiêu lợi nhuận
Dự thảo nêu rõ nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội là tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội; tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; không vì mục tiêu lợi nhuận.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập, tổ chức và hoạt động hội thực hiện các hành vi, mục đích sau:
1- Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc và gây mất an ninh chính trị, trật tự xã hội.
2- Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân.
3- Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.
4- Rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
5- Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập hội hoặc điều lệ hội.
6- Làm rối loạn thị trường trong nước.
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng TTĐT của Bộ.
Minh Hiển
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- 0 aA Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- Hệ thống hóa pháp luật để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa đổi Luật Việc làm: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm