Tuyên truyền phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng

Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024 | 14:54

Mặc dù cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo, nhưng vẫn có không ít người dân “sập bẫy” tội phạm lừa đảo công nghệ cao. Để ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng, bên cạnh các biện pháp nghiệp vụ, Công an thành phố Hà Nội đã “chỉ mặt, điểm tên” hàng loạt những chiêu trò tinh vi của loại tội phạm này để người dân nâng cao cảnh giác...

 

Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tuyên truyền phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng

Vương Thế Mạnh| 18/06/2023 06:32

(HNM) - Mặc dù cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo, nhưng vẫn có không ít người dân “sập bẫy” tội phạm lừa đảo công nghệ cao. Để ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng, bên cạnh các biện pháp nghiệp vụ, Công an thành phố Hà Nội đã “chỉ mặt, điểm tên” hàng loạt những chiêu trò tinh vi của loại tội phạm này để người dân nâng cao cảnh giác...

 

 

 

Công an phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) phối hợp với ngân hàng phòng ngừa, ngăn chặn các vụ lừa đảo. Ảnh: Thùy An

Nhiều “bẫy” lừa đảo

Trung tá Tống Đăng Công, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự (Công an quận Hoàn Kiếm) cho biết, mới đây lực lượng chức năng đã triệt xóa một băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng đăng bài viết trên mạng xã hội giả danh Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cho vay lãi suất thấp, không cần xác minh, giải ngân trong ngày, sau đó kết bạn, lấy thông tin cá nhân (căn cước công dân, tài khoản ngân hàng), đề nghị người bị hại chuyển tiền làm hồ sơ vay vốn trực tuyến, bảo hiểm khoản vay…

Cũng liên quan đến hành vi lừa đảo trên không gian mạng, Công an huyện Ba Vì vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Thị Thanh Hương (sinh năm 1997; ở xã Thụy An, huyện Ba Vì). Hương là chủ cửa hàng bán quần áo trực tuyến. Để lập kế hoạch lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hương đã tạo nhiều tài khoản Facebook ảo rồi nhắn tin đến các nhóm bán hàng trên mạng, sau đó tạo hình ảnh giả mạo đã chuyển tiền thành công qua dịch vụ internet banking, gửi cho chủ cửa hàng để chứng minh đã thanh toán, rồi chiếm đoạt tài sản.

Đại tá Hà Mạnh Hùng, Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm thông tin thêm, loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng, diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn, như: Tạo lập các website, sàn giao dịch, ứng dụng kiếm tiền, sử dụng “mồi nhử” là các khoản lợi nhuận cao để kêu gọi, lôi kéo đầu tư kinh doanh tiền ảo, ngoại hối; lừa đảo thông báo trúng thưởng, gửi quà; lừa đảo chạy việc, chạy án… Một số thủ đoạn gia tăng, gây thiệt hại lớn như “hack” tài khoản mạng xã hội, giả danh nhân viên cơ quan nhà nước, nhân viên sàn thương mại điện tử, công ty việc làm trực tuyến tuyển cộng tác viên để lừa đảo.

Chủ động phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn

Để đấu tranh với tội phạm trên không gian mạng, công an các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã có nhiều sáng kiến cảnh báo người dân, qua đó kịp thời ngăn chặn nhiều vụ việc đáng tiếc. Thiếu tá Nguyễn Văn Công, Trưởng Công an xã Vật Lại (huyện Ba Vì) cho biết, công an xã đã kịp thời ngăn chặn, giúp bà P (ở xã Vật Lại) không bị mất tiền. Bà P nhận được nhiều cuộc gọi từ một người xưng là cán bộ “Công ty Viễn thông Viettel quân đội”, thông báo có người mạo danh thông tin tên, tuổi chồng bà P để đăng ký số điện thoại gọi sang nước ngoài và nợ cước phí… Không có lực lượng công an phát hiện, bà P chắc chắn đã mắc mưu kẻ lừa đảo.

Thượng tá Đinh Tiến Thành, Trưởng Công an quận Thanh Xuân cho biết, đơn vị đã ngăn chặn vụ giả mạo “tướng công an” yêu cầu bà cụ 73 tuổi chuyển 700 triệu đồng. Đó là trường hợp bà P.T.S (ở phố Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai) nhận được cuộc điện thoại qua Zalo, màn hình hiện lên hình “vị tướng” công an, tự giới thiệu là trưởng ban chuyên án đang điều tra đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia. Qua màn hình, “vị tướng” tiết lộ có thông tin cho rằng bà S là mắt xích lớn trong đường dây tội phạm này và muốn chứng minh vô tội phải chuyển khoản 700 triệu đồng. Khi bà S đến ngân hàng rút tiền thì cán bộ ngân hàng phát hiện các biểu hiện bất thường, báo cơ quan công an kịp thời ngăn chặn.

Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Công an quận Hà Đông cho biết, trong quá trình dẫn dắt bị hại, đối tượng lừa đảo đã nghiên cứu kỹ các cuộc trò chuyện với chủ tài khoản trước đó, từ đó nhắn tin với lời lẽ, cách viết tương tự, khiến nạn nhân mất cảnh giác. Vì vậy, bên cạnh việc ngăn chặn kịp thời các vụ lừa đảo công nghệ cao, đơn vị đã đặt biển cảnh báo (khổ A4, nền đỏ, chữ vàng) tại tất cả phòng giao dịch ngân hàng trên địa bàn...

Để ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, Công an thành phố đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền đến từng người dân bằng các hình thức như: Thông qua hệ thống loa phát thanh, nhóm Zalo, Facebook phòng, chống tội phạm trên địa bàn các phường; lồng ghép nội dung trong các cuộc họp tại các tổ dân phố, khu dân cư và thông qua các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Lực lượng Cảnh sát khu vực chủ động trực tiếp phát các bài tuyên truyền đến từng doanh nghiệp, người dân; đồng thời, đăng tải bài tuyên truyền trên bảng tin tại các điểm sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa và các cụm dân cư. Đặc biệt, lực lượng Công an cũng phối hợp với các cấp hội tuyên truyền trực tiếp đến từng hội viên nhằm lan tỏa rộng rãi đến từng hộ gia đình, đặc biệt chú ý đến đối tượng là người cao tuổi, sống một mình hoặc thường xuyên ở nhà một mình. Về phần người dân, cần nâng cao ý thức, kiến thức để phòng tránh và đối phó với những trường hợp lừa đảo trên không gian mạng.

 

 

Công an phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) phối hợp với ngân hàng phòng ngừa, ngăn chặn các vụ lừa đảo. Ảnh: Thùy An
Công an phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) phối hợp với ngân hàng phòng ngừa, ngăn chặn các vụ lừa đảo. Ảnh: Thùy An
Công an phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) phối hợp với ngân hàng phòng ngừa, ngăn chặn các vụ lừa đảo. Ảnh: Thùy An

Nhiều “bẫy” lừa đảo

Trung tá Tống Đăng Công, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự (Công an quận Hoàn Kiếm) cho biết, mới đây lực lượng chức năng đã triệt xóa một băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng đăng bài viết trên mạng xã hội giả danh Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cho vay lãi suất thấp, không cần xác minh, giải ngân trong ngày, sau đó kết bạn, lấy thông tin cá nhân (căn cước công dân, tài khoản ngân hàng), đề nghị người bị hại chuyển tiền làm hồ sơ vay vốn trực tuyến, bảo hiểm khoản vay…

Cũng liên quan đến hành vi lừa đảo trên không gian mạng, Công an huyện Ba Vì vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Thị Thanh Hương (sinh năm 1997; ở xã Thụy An, huyện Ba Vì). Hương là chủ cửa hàng bán quần áo trực tuyến. Để lập kế hoạch lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hương đã tạo nhiều tài khoản Facebook ảo rồi nhắn tin đến các nhóm bán hàng trên mạng, sau đó tạo hình ảnh giả mạo đã chuyển tiền thành công qua dịch vụ internet banking, gửi cho chủ cửa hàng để chứng minh đã thanh toán, rồi chiếm đoạt tài sản.

Đại tá Hà Mạnh Hùng, Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm thông tin thêm, loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng, diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn, như: Tạo lập các website, sàn giao dịch, ứng dụng kiếm tiền, sử dụng “mồi nhử” là các khoản lợi nhuận cao để kêu gọi, lôi kéo đầu tư kinh doanh tiền ảo, ngoại hối; lừa đảo thông báo trúng thưởng, gửi quà; lừa đảo chạy việc, chạy án… Một số thủ đoạn gia tăng, gây thiệt hại lớn như “hack” tài khoản mạng xã hội, giả danh nhân viên cơ quan nhà nước, nhân viên sàn thương mại điện tử, công ty việc làm trực tuyến tuyển cộng tác viên để lừa đảo.

Chủ động phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn

Để đấu tranh với tội phạm trên không gian mạng, công an các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã có nhiều sáng kiến cảnh báo người dân, qua đó kịp thời ngăn chặn nhiều vụ việc đáng tiếc. Thiếu tá Nguyễn Văn Công, Trưởng Công an xã Vật Lại (huyện Ba Vì) cho biết, công an xã đã kịp thời ngăn chặn, giúp bà P (ở xã Vật Lại) không bị mất tiền. Bà P nhận được nhiều cuộc gọi từ một người xưng là cán bộ “Công ty Viễn thông Viettel quân đội”, thông báo có người mạo danh thông tin tên, tuổi chồng bà P để đăng ký số điện thoại gọi sang nước ngoài và nợ cước phí… Không có lực lượng công an phát hiện, bà P chắc chắn đã mắc mưu kẻ lừa đảo.

Thượng tá Đinh Tiến Thành, Trưởng Công an quận Thanh Xuân cho biết, đơn vị đã ngăn chặn vụ giả mạo “tướng công an” yêu cầu bà cụ 73 tuổi chuyển 700 triệu đồng. Đó là trường hợp bà P.T.S (ở phố Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai) nhận được cuộc điện thoại qua Zalo, màn hình hiện lên hình “vị tướng” công an, tự giới thiệu là trưởng ban chuyên án đang điều tra đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia. Qua màn hình, “vị tướng” tiết lộ có thông tin cho rằng bà S là mắt xích lớn trong đường dây tội phạm này và muốn chứng minh vô tội phải chuyển khoản 700 triệu đồng. Khi bà S đến ngân hàng rút tiền thì cán bộ ngân hàng phát hiện các biểu hiện bất thường, báo cơ quan công an kịp thời ngăn chặn.

Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Công an quận Hà Đông cho biết, trong quá trình dẫn dắt bị hại, đối tượng lừa đảo đã nghiên cứu kỹ các cuộc trò chuyện với chủ tài khoản trước đó, từ đó nhắn tin với lời lẽ, cách viết tương tự, khiến nạn nhân mất cảnh giác. Vì vậy, bên cạnh việc ngăn chặn kịp thời các vụ lừa đảo công nghệ cao, đơn vị đã đặt biển cảnh báo (khổ A4, nền đỏ, chữ vàng) tại tất cả phòng giao dịch ngân hàng trên địa bàn...

Để ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, Công an thành phố đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền đến từng người dân bằng các hình thức như: Thông qua hệ thống loa phát thanh, nhóm Zalo, Facebook phòng, chống tội phạm trên địa bàn các phường; lồng ghép nội dung trong các cuộc họp tại các tổ dân phố, khu dân cư và thông qua các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Lực lượng Cảnh sát khu vực chủ động trực tiếp phát các bài tuyên truyền đến từng doanh nghiệp, người dân; đồng thời, đăng tải bài tuyên truyền trên bảng tin tại các điểm sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa và các cụm dân cư. Đặc biệt, lực lượng Công an cũng phối hợp với các cấp hội tuyên truyền trực tiếp đến từng hội viên nhằm lan tỏa rộng rãi đến từng hộ gia đình, đặc biệt chú ý đến đối tượng là người cao tuổi, sống một mình hoặc thường xuyên ở nhà một mình. Về phần người dân, cần nâng cao ý thức, kiến thức để phòng tránh và đối phó với những trường hợp lừa đảo trên không gian mạng. 

Công an phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) phối hợp với ngân hàng phòng ngừa, ngăn chặn các vụ lừa đảo. Ảnh: Thùy An
  •  
  •  
  •  
  •  

Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tuyên truyền phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng

Vương Thế Mạnh| 18/06/2023 06:32

(HNM) - Mặc dù cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo, nhưng vẫn có không ít người dân “sập bẫy” tội phạm lừa đảo công nghệ cao. Để ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng, bên cạnh các biện pháp nghiệp vụ, Công an thành phố Hà Nội đã “chỉ mặt, điểm tên” hàng loạt những chiêu trò tinh vi của loại tội phạm này để người dân nâng cao cảnh giác...

 

 

 

Công an phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) phối hợp với ngân hàng phòng ngừa, ngăn chặn các vụ lừa đảo. Ảnh: Thùy An

Nhiều “bẫy” lừa đảo

Trung tá Tống Đăng Công, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự (Công an quận Hoàn Kiếm) cho biết, mới đây lực lượng chức năng đã triệt xóa một băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng đăng bài viết trên mạng xã hội giả danh Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cho vay lãi suất thấp, không cần xác minh, giải ngân trong ngày, sau đó kết bạn, lấy thông tin cá nhân (căn cước công dân, tài khoản ngân hàng), đề nghị người bị hại chuyển tiền làm hồ sơ vay vốn trực tuyến, bảo hiểm khoản vay…

Cũng liên quan đến hành vi lừa đảo trên không gian mạng, Công an huyện Ba Vì vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Thị Thanh Hương (sinh năm 1997; ở xã Thụy An, huyện Ba Vì). Hương là chủ cửa hàng bán quần áo trực tuyến. Để lập kế hoạch lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hương đã tạo nhiều tài khoản Facebook ảo rồi nhắn tin đến các nhóm bán hàng trên mạng, sau đó tạo hình ảnh giả mạo đã chuyển tiền thành công qua dịch vụ internet banking, gửi cho chủ cửa hàng để chứng minh đã thanh toán, rồi chiếm đoạt tài sản.

Đại tá Hà Mạnh Hùng, Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm thông tin thêm, loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng, diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn, như: Tạo lập các website, sàn giao dịch, ứng dụng kiếm tiền, sử dụng “mồi nhử” là các khoản lợi nhuận cao để kêu gọi, lôi kéo đầu tư kinh doanh tiền ảo, ngoại hối; lừa đảo thông báo trúng thưởng, gửi quà; lừa đảo chạy việc, chạy án… Một số thủ đoạn gia tăng, gây thiệt hại lớn như “hack” tài khoản mạng xã hội, giả danh nhân viên cơ quan nhà nước, nhân viên sàn thương mại điện tử, công ty việc làm trực tuyến tuyển cộng tác viên để lừa đảo.

Chủ động phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn

Để đấu tranh với tội phạm trên không gian mạng, công an các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã có nhiều sáng kiến cảnh báo người dân, qua đó kịp thời ngăn chặn nhiều vụ việc đáng tiếc. Thiếu tá Nguyễn Văn Công, Trưởng Công an xã Vật Lại (huyện Ba Vì) cho biết, công an xã đã kịp thời ngăn chặn, giúp bà P (ở xã Vật Lại) không bị mất tiền. Bà P nhận được nhiều cuộc gọi từ một người xưng là cán bộ “Công ty Viễn thông Viettel quân đội”, thông báo có người mạo danh thông tin tên, tuổi chồng bà P để đăng ký số điện thoại gọi sang nước ngoài và nợ cước phí… Không có lực lượng công an phát hiện, bà P chắc chắn đã mắc mưu kẻ lừa đảo.

Thượng tá Đinh Tiến Thành, Trưởng Công an quận Thanh Xuân cho biết, đơn vị đã ngăn chặn vụ giả mạo “tướng công an” yêu cầu bà cụ 73 tuổi chuyển 700 triệu đồng. Đó là trường hợp bà P.T.S (ở phố Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai) nhận được cuộc điện thoại qua Zalo, màn hình hiện lên hình “vị tướng” công an, tự giới thiệu là trưởng ban chuyên án đang điều tra đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia. Qua màn hình, “vị tướng” tiết lộ có thông tin cho rằng bà S là mắt xích lớn trong đường dây tội phạm này và muốn chứng minh vô tội phải chuyển khoản 700 triệu đồng. Khi bà S đến ngân hàng rút tiền thì cán bộ ngân hàng phát hiện các biểu hiện bất thường, báo cơ quan công an kịp thời ngăn chặn.

Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Công an quận Hà Đông cho biết, trong quá trình dẫn dắt bị hại, đối tượng lừa đảo đã nghiên cứu kỹ các cuộc trò chuyện với chủ tài khoản trước đó, từ đó nhắn tin với lời lẽ, cách viết tương tự, khiến nạn nhân mất cảnh giác. Vì vậy, bên cạnh việc ngăn chặn kịp thời các vụ lừa đảo công nghệ cao, đơn vị đã đặt biển cảnh báo (khổ A4, nền đỏ, chữ vàng) tại tất cả phòng giao dịch ngân hàng trên địa bàn...

Để ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, Công an thành phố đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền đến từng người dân bằng các hình thức như: Thông qua hệ thống loa phát thanh, nhóm Zalo, Facebook phòng, chống tội phạm trên địa bàn các phường; lồng ghép nội dung trong các cuộc họp tại các tổ dân phố, khu dân cư và thông qua các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Lực lượng Cảnh sát khu vực chủ động trực tiếp phát các bài tuyên truyền đến từng doanh nghiệp, người dân; đồng thời, đăng tải bài tuyên truyền trên bảng tin tại các điểm sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa và các cụm dân cư. Đặc biệt, lực lượng Công an cũng phối hợp với các cấp hội tuyên truyền trực tiếp đến từng hội viên nhằm lan tỏa rộng rãi đến từng hộ gia đình, đặc biệt chú ý đến đối tượng là người cao tuổi, sống một mình hoặc thường xuyên ở nhà một mình. Về phần người dân, cần nâng cao ý thức, kiến thức để phòng tránh và đối phó với những trường hợp lừa đảo trên không gian mạng.

  •  
  •  
  •  
  •  

Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tuyên truyền phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng

Vương Thế Mạnh| 18/06/2023 06:32

(HNM) - Mặc dù cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo, nhưng vẫn có không ít người dân “sập bẫy” tội phạm lừa đảo công nghệ cao. Để ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng, bên cạnh các biện pháp nghiệp vụ, Công an thành phố Hà Nội đã “chỉ mặt, điểm tên” hàng loạt những chiêu trò tinh vi của loại tội phạm này để người dân nâng cao cảnh giác...

 

 

 

Công an phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) phối hợp với ngân hàng phòng ngừa, ngăn chặn các vụ lừa đảo. Ảnh: Thùy An

Nhiều “bẫy” lừa đảo

Trung tá Tống Đăng Công, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự (Công an quận Hoàn Kiếm) cho biết, mới đây lực lượng chức năng đã triệt xóa một băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng đăng bài viết trên mạng xã hội giả danh Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cho vay lãi suất thấp, không cần xác minh, giải ngân trong ngày, sau đó kết bạn, lấy thông tin cá nhân (căn cước công dân, tài khoản ngân hàng), đề nghị người bị hại chuyển tiền làm hồ sơ vay vốn trực tuyến, bảo hiểm khoản vay…

Cũng liên quan đến hành vi lừa đảo trên không gian mạng, Công an huyện Ba Vì vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Thị Thanh Hương (sinh năm 1997; ở xã Thụy An, huyện Ba Vì). Hương là chủ cửa hàng bán quần áo trực tuyến. Để lập kế hoạch lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hương đã tạo nhiều tài khoản Facebook ảo rồi nhắn tin đến các nhóm bán hàng trên mạng, sau đó tạo hình ảnh giả mạo đã chuyển tiền thành công qua dịch vụ internet banking, gửi cho chủ cửa hàng để chứng minh đã thanh toán, rồi chiếm đoạt tài sản.

Đại tá Hà Mạnh Hùng, Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm thông tin thêm, loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng, diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn, như: Tạo lập các website, sàn giao dịch, ứng dụng kiếm tiền, sử dụng “mồi nhử” là các khoản lợi nhuận cao để kêu gọi, lôi kéo đầu tư kinh doanh tiền ảo, ngoại hối; lừa đảo thông báo trúng thưởng, gửi quà; lừa đảo chạy việc, chạy án… Một số thủ đoạn gia tăng, gây thiệt hại lớn như “hack” tài khoản mạng xã hội, giả danh nhân viên cơ quan nhà nước, nhân viên sàn thương mại điện tử, công ty việc làm trực tuyến tuyển cộng tác viên để lừa đảo.

Chủ động phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn

Để đấu tranh với tội phạm trên không gian mạng, công an các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã có nhiều sáng kiến cảnh báo người dân, qua đó kịp thời ngăn chặn nhiều vụ việc đáng tiếc. Thiếu tá Nguyễn Văn Công, Trưởng Công an xã Vật Lại (huyện Ba Vì) cho biết, công an xã đã kịp thời ngăn chặn, giúp bà P (ở xã Vật Lại) không bị mất tiền. Bà P nhận được nhiều cuộc gọi từ một người xưng là cán bộ “Công ty Viễn thông Viettel quân đội”, thông báo có người mạo danh thông tin tên, tuổi chồng bà P để đăng ký số điện thoại gọi sang nước ngoài và nợ cước phí… Không có lực lượng công an phát hiện, bà P chắc chắn đã mắc mưu kẻ lừa đảo.

Thượng tá Đinh Tiến Thành, Trưởng Công an quận Thanh Xuân cho biết, đơn vị đã ngăn chặn vụ giả mạo “tướng công an” yêu cầu bà cụ 73 tuổi chuyển 700 triệu đồng. Đó là trường hợp bà P.T.S (ở phố Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai) nhận được cuộc điện thoại qua Zalo, màn hình hiện lên hình “vị tướng” công an, tự giới thiệu là trưởng ban chuyên án đang điều tra đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia. Qua màn hình, “vị tướng” tiết lộ có thông tin cho rằng bà S là mắt xích lớn trong đường dây tội phạm này và muốn chứng minh vô tội phải chuyển khoản 700 triệu đồng. Khi bà S đến ngân hàng rút tiền thì cán bộ ngân hàng phát hiện các biểu hiện bất thường, báo cơ quan công an kịp thời ngăn chặn.

Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Công an quận Hà Đông cho biết, trong quá trình dẫn dắt bị hại, đối tượng lừa đảo đã nghiên cứu kỹ các cuộc trò chuyện với chủ tài khoản trước đó, từ đó nhắn tin với lời lẽ, cách viết tương tự, khiến nạn nhân mất cảnh giác. Vì vậy, bên cạnh việc ngăn chặn kịp thời các vụ lừa đảo công nghệ cao, đơn vị đã đặt biển cảnh báo (khổ A4, nền đỏ, chữ vàng) tại tất cả phòng giao dịch ngân hàng trên địa bàn...

Để ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, Công an thành phố đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền đến từng người dân bằng các hình thức như: Thông qua hệ thống loa phát thanh, nhóm Zalo, Facebook phòng, chống tội phạm trên địa bàn các phường; lồng ghép nội dung trong các cuộc họp tại các tổ dân phố, khu dân cư và thông qua các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Lực lượng Cảnh sát khu vực chủ động trực tiếp phát các bài tuyên truyền đến từng doanh nghiệp, người dân; đồng thời, đăng tải bài tuyên truyền trên bảng tin tại các điểm sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa và các cụm dân cư. Đặc biệt, lực lượng Công an cũng phối hợp với các cấp hội tuyên truyền trực tiếp đến từng hội viên nhằm lan tỏa rộng rãi đến từng hộ gia đình, đặc biệt chú ý đến đối tượng là người cao tuổi, sống một mình hoặc thường xuyên ở nhà một mình. Về phần người dân, cần nâng cao ý thức, kiến thức để phòng tránh và đối phó với những trường hợp lừa đảo trên không gian mạng.