Ủng hộ cái này, hạn chế cái kia bằng biện pháp hành chính là quá xưa rồi!
Xe buýt là phương tiện văn minh nên chúng ta phải sử dụng nền tảng văn minh, chứ không thể sử dụng những cái phi văn minh, kém văn minh để áp đặt, quản lý
TS. Nguyễn Sĩ Dũng và TS. Lưu Bình Nhưỡng tại tọa đàm: Để xe buýt thực sự là một lựa chọn văn minh.
Không thể sử dụng giải pháp "phi văn minh, kém văn minh" để điều chỉnh sự văn minh
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, "trong tư duy quản lý vận tải xe buýt hiện nay, nhiều địa phương vẫn đang loay hoay giữa hai giải pháp "đóng - mở", nghĩa là vẫn tìm cách dùng biện pháp hành chính để hạn chế xe cá nhân, người dân phải buộc lòng sử dụng phương tiện công cộng. Cuộc tranh cãi trên mạng xã hội, trên các diễn đàn rất cam go. Tôi chưa nghĩ bên nào có ý kiến thuyết phục hơn trong các giải pháp hạn chế, cấm xe cá nhân như một số địa phương có đề xuất giải pháp cấm xe máy năm 2030…
"Như vậy, hướng đi của các địa phương đang tập trung vào các biện pháp hành chính bằng cấm đoán, hạn chế hơn là thúc đẩy theo nguyên tắc thị trường là "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", "khách hàng là thượng đế", "tiền nào của đấy" hoặc "thuận mua vừa bán", dùng cơ chế thị trường để giải quyết vấn đề. Có thể đây là giải pháp căn cơ hơn chăng?" – TS. Nguyễn Sĩ Dũng nêu vấn đề.
Chia sẻ quan điểm của mình, TS. Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: Nếu chúng ta sử dụng các biện pháp không cẩn thận, như ủng hộ cái này, hạn chế cái kia bằng biện pháp hành chính thì quá xưa rồi, giờ không còn phù hợp nữa. Hoặc ít nhất phạm vi phải hẹp hơn, chứ không thể đối với các dịch vụ kiểu này.
Và đương nhiên là nó trái với nguyên lý của nhà nước pháp quyền, trái với nguyên tắc thị trường. Đây là vấn đề thứ nhất có thể nhìn rõ.
Thứ hai, khi nói đến hạn chế quyền con người, chúng ta lưu ý là tại Điều 14 của Hiến pháp 2013 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng".
TS. Lưu Bình Nhưỡng lấy ví dụ, "tôi không đồng tình với việc chúng ta áp dụng thí điểm xe buýt BRT tại Hà Nội. Khi mà đưa ra dự án là đã chiếm toàn bộ phần đường ngon nhất, đẩy các phương tiện khác và người dân vào phần đường rủi ro, đẩy luôn cả xe buýt công cộng vào phần đó. Rõ ràng đây là sự bất công. Đường thì để không, nhưng nếu xe khác chạy vào thì bị phạt. Làm gì có chuyện đó! Điều này hoàn toàn sai với nguyên lý pháp quyền và trái với Điều 14 của Hiến pháp.
Nếu muốn thí điểm thì câu chuyện thí điểm và tác động vào xã hội, vào quyền con người phải bằng một Nghị quyết của Quốc hội và ít nhất phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bằng một Nghị quyết".
Thứ ba, xe buýt là phương tiện văn minh nên chúng ta phải sử dụng nền tảng văn minh, chứ không thể sử dụng những cái phi văn minh, kém văn minh để áp đặt vào đó. Chúng ta áp dụng biện pháp thiếu văn minh để duy trì một cái văn minh thì rõ ràng chúng ta quay trở lại thời kỳ trước, giống thế kỷ 15 ở nước Anh "cừu ăn thịt người", đi rào ruộng cướp đất để chăn cừu, lấy lông, dệt vải.
Những gì xã hội làm được thì phải ủng hộ xã hội làm
Thứ tư, bây giờ "trăm hoa đua nở", có hàng trăm nghìn doanh nghiệp, có nhiều doanh nghiệp vận tải làm tốt, có ý thức trách nhiệm với xã hội.
Có nguyên tắc là những gì mà xã hội làm được thì Nhà nước phải bàn giao, ủng hộ và tạo điều kiện cho xã hội làm. Tại sao chúng ta không xã hội hóa một cách triệt để vấn đề này?
Giả sử nếu doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, tôi đồng tình với ý kiến anh Thanh, một là rút phần vốn lại, hai là cho phá sản, lấy tiền ấy chuyển trả lại cho ngân sách để đầu tư vào công việc khác, đầu tư vào hạ tầng giao thông, làm các bến tĩnh, duy trì lòng đường, vỉa hè cho xe bus tư nhân chạy, làm tốt hơn các biện pháp trợ giá cho người nghèo, người có công… Điều đó tốt hơn, vậy tại sao chúng ta không làm?
Có lẽ ngành giao thông vận tải cũng như các địa phương cần tham mưu cho Thủ tướng, Chính phủ một chính sách mới hơn để chúng ta làm tốt vấn đề xe buýt này.
Đồng tình với quan điểm của TS. Lưu Bình Nhưỡng, ông Đào Viết Ánh, Tổng Giám đốc Công ty Phương Trang cho rằng: Muốn hạn chế được phương tiện cá nhân thì trước mắt không thể ép người dân phải đi những phương tiện giao thông công cộng quá kém chất lượng, không được đầu tư bài bản ngay từ ban đầu về thái độ phục vụ, về luồng tuyến, về thời gian khoảng cách…
Nếu cứ xáo động lòng dân, bắt ép dân đi cái phương tiện cũ nát, nghèo nàn, không được đầu tư bài bản thì chắc chắn người dân sẽ nói ra những ý kiến không được hay. Và lúc đó chính quyền địa phương rất khó đưa ra những phán đoán, cũng như những quyết định sáng suốt hơn. Vì không đầu tư bài bản từ đầu, không lựa chọn đơn vị vận tải uy tín và có tiềm lực.
Từ khía cạnh của người dân hoặc là một đơn vị vận tải. Nếu như anh muốn làm tốt một dịch vụ nào đó mà không đầu tư bài bản, không bỏ chi phí từ đầu mà bắt người dân phải sử dụng dịch vụ nhưng khi bước chân lên xe thì lại nhếch nhác, tuyềnh toàng thì người dân chắc chắc quay lưng lại. Và khi anh cấm quyền tự chủ của người ta, bắt người ta sử dụng một dịch vụ người ta không hề muốn thì lúc đó rất khó giải thích.
- 0 aA Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- Hệ thống hóa pháp luật để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa đổi Luật Việc làm: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm