Ưu tiên đầu tư phát triển các sinh phẩm miễn dịch, vắc xin phòng, chống ung thư
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đưa ra tại hội thảo “Đổi mới sáng tạo - Liều thuốc phát triển ngành Y dược” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 25-9 tại Hà Nội
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thu Trang
Những năm gần đây, ngành Dược Việt Nam đã có những bước tiến nhất định. Thị trường dược phẩm nước ta đang trên đà tăng trưởng mạnh với tổng giá trị từ 3,4 tỷ USD trong năm 2015 lên đến 7,2 tỷ USD vào năm 2023, sản xuất trong nước chiếm khoảng 50% tổng giá trị tiền thuốc điều trị.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và để đón đầu nhiều cơ hội phát triển trong tương lai, thu hút đầu tư từ các ngành công nghiệp dược hiện đại trên thế giới theo đúng định hướng và mục tiêu, Bộ Y tế đang rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược để trình Quốc hội xem xét vào tháng 10 tới.
Luật Dược sửa đổi lần này sẽ tập trung vào 5 nhóm chính sách. Cụ thể là tăng cường hơn nữa việc cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của người dân; bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc đáp ứng yêu cầu an ninh, quốc phòng, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới; nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế; đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược, ưu tiên nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc phát minh, thuốc công nghệ cao, thuốc/nguyên liệu thuốc sinh học, thuốc dược liệu được tiêu chuẩn hóa, nguyên liệu từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước; tổ chức, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
“Lĩnh vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp dược công nghệ cao, đó là thuốc phát minh, thuốc sinh học và tương đương sinh học, các sinh phẩm miễn dịch, vắc xin phòng, chống ung thư… Những thuốc đó khi được đầu tư, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam sẽ được ưu tiên cấp giấy/số đăng ký lưu hành; ưu tiên cập nhật vào thuốc đấu thầu tập trung…”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.
Cũng tại hội thảo, Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh cho rằng, tại Việt Nam, đổi mới sáng tạo trong ngành Y tế đã và đang giúp cải thiện đáng kể sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như thúc đẩy sự tiến bộ trong nghiên cứu y học và sản xuất dược phẩm.
Riêng lĩnh vực dược phẩm là một trong những ngành phát triển thần tốc, mạnh mẽ nhất và trở thành động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế. Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp dược trong nước đạt mức độ phát triển ở trình độ cao, đạt cấp độ 4 theo thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.
Mục tiêu tiếp theo là đưa dược phẩm Việt có giá trị thị trường trong top 3 tại ASEAN, góp phần bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý; trở thành trung tâm dược phẩm giá trị cao trong khu vực vào năm 2030 và đến năm 2045, tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD.
- Bé gái 7 tuổi tử vong sau vài tiếng nhập viện ở Thanh Hóa
- Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm sau khi vô tình đọc báo
- Bé 4 tuổi đi cấp cứu với tiên lượng tử vong do biến chứng đái tháo đường
- 4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
- Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
- 4 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư
- Ngứa cảnh báo tình trạng nguy hiểm không chỉ là bệnh ngoài da khi trời hanh khô
- Căn bệnh khiến nhiều người không bao giờ tỉnh lại vào ngày hôm sau
- Bác sĩ trẻ phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối từ 2 dấu hiệu mờ nhạt