VN-Index có cơ hội để thử thách ngưỡng cản kỹ thuật MA200 ở 1.107 điểm
Với diễn biến giảm trước tăng sau như phiên 29/3, khả năng đà tăng còn tiếp diễn trong phiên hôm nay 30/3, chỉ số VN-Index có cơ hội để thử thách ngưỡng cản kỹ thuật MA200 ở 1.107 điểm, nhịp rung lắc ở vùng cản này là cơ hội để nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục hoặc mua thêm mã mới.
VN-Index có cơ hội để thử thách ngưỡng cản kỹ thuật MA200
VN-Index chịu áp lực điều chỉnh, rung lắc về quanh 1.050 điểm với thanh khoản suy giảm trong phiên sáng và bắt đầu phục hồi trở lại trong phiên chiều. Kết phiên giao dịch ngày 29/3, VN-Index tăng 2,04 điểm (+0,19%), mức tăng đúng bằng phiên 28/3 với thanh khoản giảm khá mạnh. Độ rộng thiên về tiêu cực với 216 mã giảm điểm (4 mã giảm sàn) nhưng áp lực bán không mạnh thể hiện ở khối lượng giao dịch thấp, 147 mã tăng điểm (3 mã tăng trần) và 82 mã tham chiếu. HNX-Index giảm nhẹ 0,17 điểm (-0,08%) xuống mức 205,59 điểm với 75 mã tăng điểm (7 mã tăng trần), 70 mã giảm điểm (6 mã giảm sàn) và 69 mã giữ giá tham chiếu.
Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 9.097,28 tỷ đồng, giảm khá mạnh -26,14% so với phiên trước. Tuy nhiên vẫn có nhiều mã đột biến khối lượng mạnh phân hóa trong các ngành chứng khoán, thép, xây dựng, bán lẻ... Thị trường phân hóa trái chiều và mặc dù thanh khoản trong phiên giảm mạnh nhưng nhóm cổ phiếu chứng khoán, dịch vụ tài chính lại có diễn biến tích cực nhất như: BSI (+6,91%), FTS (+6,75%), CTS (+3,90%), VCI (+3,47%)... Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa, biến động hẹp và có tính chất giữ nhịp chỉ số chung của thị trường. Nhóm bất động sản ngoại trừ NBB (+6,69%), CII (+2,39%) tích cực đột biến thì đa số phân hóa với thanh khoản suy giảm dưới trung bình như: DIG (+1,94%), CEO (+1,40%), NTL (-1,16%), NLG (-079%) HDG (-0,66%), NVL (-0,40%)… Nhóm cổ phiếu bán lẻ phân hóa sau phiên hồi phục trước với nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh với khối lượng đột biến mạnh như: DGW (-3,23%), FRT (-2,47%) trong khi tiếp tục phục hồi với MSN (+1,55%).
Kết phiên giao dịch ngày 29/3, VN-Index tăng 2,04 điểm (+0,19%)
Các cổ phiếu xây dựng, vật liệu xây dựng, đầu tư công phân hóa, nhiều mã chịu áp lực bán phiên trước đã phục hồi tốt trở lại như: CTD (+4,17%), KSB (+2,01%), HT1 (+1,63%), LCG (+1,56%). Các nhóm ngành khác đa phần phân hóa trong bối cảnh chờ các thông tin về tình hình kết quả kinh doanh quí I/2023 cũng như thị trường chung đang đến thời điểm kết thúc, chốt NAV Quí I/2023.
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán MB (MBS), khi trở ngại từ thị trường chứng khoán thế giới đã được cởi bỏ, thị trường trong nước cũng đang có thông tin hỗ trợ từ các giải pháp nhằm khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp, gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp… đang có những dấu hiệu tích cực. Bên cạnh đó, thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động, bắt đầu giảm lãi suất cho vay diện rộng… đã kích hoạt được dòng tiền nội quay lại thị trường. Hiện tại, thị trường đang được dòng tiền ngoại, chủ yếu là dòng vồn ETF hỗ trợ.
“Với diễn biến giảm trước tăng sau như phiên 29/3, khả năng đà tăng còn tiếp diễn trong phiên hôm nay 30/3, chỉ số VN-Index có cơ hội để thử thách ngưỡng cản kỹ thuật MA200 ở 1.107 điểm, nhịp rung lắc ở vùng cản này là cơ hội để nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục hoặc mua thêm mã mới”, chuyên gia của MBS cho hay.
Khả năng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tích luỹ
Còn theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC), thị trường tiếp tục ghi nhận một phiên tăng điểm nhẹ, với giá đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên mua và bên bán đang khá giằng co, và đà tăng có dấu hiệu chững lại. Do đó, khả năng thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm trước khi có xu hướng rõ ràng hơn, nhất là khi chỉ số VN-Index đã có 7 phiên tăng điểm liên tiếp.
“Trong phiên giao dịch hôm nay 30/3, sự giằng co có thể sẽ diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.050 – 1.055 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.060 – 1.065 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày”, chuyên gia của ASEANSC dự báo.
Cùng quan điểm, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) đánh giá, trên đồ thị kỹ thuật, VN-Index giằng co trong vùng giá 1.050 – 1.060 điểm. Với việc thanh khoản ở mức thấp hơn trung bình 10 phiên, chỉ đạt khoảng 8.300 tỷ đồng cho thấy nhà đầu tư tương đối thận trọng. Do đó, các phiên tiếp theo nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tích luỹ.
- Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
- Tìm lời giải cho bài toán bán ròng của khối ngoại
- Cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo và tiếp tục bị đình chỉ giao dịch
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Gỡ rào cản về cơ chế thanh toán để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
- Sửa Luật Chứng khoán hướng tới thu hút vốn, tăng quy mô nhà đầu tư tổ chức
- Gần 160 nghìn tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 10, nâng tổng số vượt mốc 9 triệu
- Thông tư 68/2024/TT-BTC thể hiện cam kết thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán