VN-Index giảm hơn 60 điểm, cắm đầu hướng xuống mốc 1.200 điểm
Áp lực bán không quá lớn nhưng lực cầu thấp trong bối cảnh sự thận trọng bao phủ thị trường chứng khoán đã khiến chỉ số VN-Index gần cuối phiên sáng 12/5 giảm gần 30 điểm xuống ngưỡng 1.270 điểm.
Chốt phiên giao dịch chiều 12/5, chỉ số VN-Index giảm 62,69 điểm xuống 1.237,84 điểm. Chỉ số HNX-Index của sàn Hà Nội giảm 17,52 điểm xuống 325,52 điểm. Upcom-Index giảm 2,25 điểm xuống 95,55 điểm. Thanh khoản đạt tổng cộng 17,8 nghìn tỷ đồng, trong đó có 15,7 nghìn tỷ đông trên sàn HOSE.
Áp lực bán không quá lớn nhưng lực cầu thấp trong bối cảnh sự thận trọng bao phủ thị trường chứng khoán đã khiến chỉ số VN-Index gần cuối phiên sáng 12/5 giảm gần 30 điểm xuống ngưỡng 1.270 điểm.
Sau một phiên hồi phục nhẹ với thanh khoản giảm sâu, đạt chưa tới 13 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn trong phiên 11/5, thị trường chứng khoán chứng kiến áp lực bán ra tăng lên, dù không lớn nhưng cũng khiến đa số các mã cổ phiếu giảm giá.
Trong 30 cổ phiếu trụ cột nhóm VN-30, chỉ có Sabeco và GVR duy trì được mức giá xanh hoặc tham chiếu, còn lại đều giảm.
Gần cuối buổi sáng 12/5, VN-Index giảm 30 điểm.
Trong đó, nhóm bất động sản, bán lẻ và tiêu dùng giảm khá mạnh. Masan (MSN) giảm 4.600 đồng xuống 107.300 đồng/cp. Thế Giới Di Động giảm 2.700 đồng xuống 138.300 đồng/cp. Vinhomes (VHM) giảm 2.000 đồng xuống 68.500 đồng/cp. Vingroup (VIC) giảm 1.900 đồng xuống 78.600 đồng/cp. Novaland (NVL) giảm 1.700 đồng xuống 77.000 đồng/cp. Bất động sản Phát Đạt (PDR) giảm 1.500 đồng xuống 59.200 đồng/cp.
Chứng khoán Việt giảm khá sâu cho dù các chỉ số future sàn Mỹ đang hồi nhẹ.
Trong phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), chứng khoán Mỹ sụt giảm do lạm phát vượt dự báo và đang ở vùng cao nhất 40 năm. Chỉ số tầm rộng S&P 500 của Mỹ đã chạm mức thấp nhất trong 52 tuần và đã sụt 18% so với đỉnh 1 năm qua, hay mất 17% kể từ đầu năm 2022.
Thị trường chứng khoán tụt giảm vài tuần qua.
Giới đầu tư tiếp tục bán tháo các cổ phiếu thuộc dòng kỳ vọng tăng trưởng cao, đặc biệt nhóm cổ phiếu công nghệ. Lãi suất cao được cho là thủ phạm sẽ giết chết các doanh nghiệp như trong ngành công nghệ.
Mỹ vừa công bố lạm phát tháng 4 ở mức 8,3% sau khi lên đỉnh 40 năm ở mức 8,5% trong tháng 3. Với mức lạm phát như hiện tại, nhiều khả năng nước Mỹ còn rất lâu để có thể kéo về mức mục tiêu 2%. Hàng loạt biện pháp thắt chặt tiền tệ sẽ phải tiếp tục được tung ra trong khi kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái.
Các tín hiệu trên thị trường cho thấy giới đầu tư đang đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 50 điểm phần trăm trong tháng 6. Đồng USD tăng vọt lên mức cao nhất trong 20 năm. Chỉ số DXY, đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt, tăng lên trên ngưỡng 104 điểm.
Trên thế giới, giá dầu và than tăng mạnh trở lại. Giá than liên tục tăng từ đầu tháng 5 và cách đỉnh đầu tháng 3 là 10%. Giá dầu đêm qua tăng 5% trên ngưỡng 105 USD/thùng.
Đóng cửa phiên sáng 12/5, áp lực bán giảm bớt chút ít, qua đó khiến VN-Index còn giảm 25,24 điểm xuống 1.276,29 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 4,97 điểm xuống 328,06 điểm. Upcom-Index giảm 0,49 điểm xuống 98,29 điểm.
Thanh khoản phiên sáng 12/5 trên cả 3 sàn chỉ đạt 6,6 nghìn tỷ đồng, trong đó có gần 5,9 nghìn tỷ đồng trên sàn HOSE.
Nguồn https://vietnamnet.vn/chung-khoan-lao-doc-vn-index-giam-30-diem-xuong-nguong-1-270-diem-2018604.html
- Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 3/6: Ưu tiên nắm giữ danh mục đang có lợi nhuận
- Bộ Tài chính: Hoàn thiện hệ thống cảnh báo với giao dịch chứng khoán bất thường
- Cổ phiếu họ nhà FLC bị bán tháo, chứng khoán giằng co
- Mạnh tay thanh lọc thị trường, chứng khoán Việt nỗ lực lấy lại niềm tin
- Công ty CP chứng khoán Kenanga Việt Nam bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, vì sao?
- Thêm quan chức EU muốn dùng tài sản đóng băng của Nga để tái thiết Ukraine
- VN-Index giảm sâu, la liệt cổ phiếu nằm sàn: Ôm tiền không dám bắt đáy
- 12,5 triệu cổ phiếu TED giao dịch trên UPCoM
- Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/4