VN-Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp, thanh khoản sụt giảm
chỉ số VN-Index hạ 5,5 điểm; thanh khoản sụt giảm đáng kể.
Diễn biến của chỉ số VN-Index ngày 12-11. Ảnh chụp qua màn hình
Trên sàn thành phố Hồ Chí Minh, trong nửa đầu phiên sáng, thị trường diễn biến tích cực với lệnh mua được nhà đầu tư ưu tiên, nhờ đó chỉ số đại diện sàn có thời điểm tăng gần 7 điểm. Tuy nhiên sau đó nhà đầu tư không muốn mua đuổi ở mức giá cao khiến đà tăng chậm lại. Đến giờ nghỉ trưa, VN-Index hạ 0,16 điểm, xuống mức 1.250,16 điểm.
Sang phiên chiều, lực bán chiếm ưu thế khiến thị trường giảm điểm đến hết phiên. Đóng cửa thị trường, VN-Index dừng ở mức 1.244,82 điểm, giảm 5,50 điểm (-0,44%). VN30-Index hạ 8,51 điểm (-0,65%), về 1.301,95 điểm. Như vậy, đây là phiên thứ 4 liên tiếp thị trường đi xuống.
Sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng giao dịch điện tử với 236 mã giảm giá, 120 mã tăng giá. Tại nhóm VN30, số mã giảm giá nhiều gấp 4 lần tăng giá (20 mã và 5 mã). Lực bán chiếm áp đảo khiến phần lớn các ngành giảm điểm, song mức giảm không mạnh, chỉ 3 ngành là truyền thông giải trí, phân phối và bán lẻ hàng lâu bền, năng lượng giảm trên 1%.
Đi ngược thị trường là ngành vận tải; tư liệu sản xuất; thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; dịch vụ chuyên biệt và thương mại; xe và linh kiện; viễn thông.
Cổ phiếu trụ cột bị bán nhiều trong phiên này. Điển hình 10 mã có mức vốn hóa lớn nhất đều hiện sắc đỏ, song chỉ mã lớn thứ 3 và thứ 4 thị trường là FPT và CTG giảm trên 1%.
Cổ phiếu ngân hàng có sự phân hóa đáng kể. Nếu như CTG, BID, TCB nằm trong nhóm lấy đi nhiều điểm số nhất thì HDB, OCB, VIB lại nằm ở nhóm ngược lại.
MWG là mã lấy đi nhiều điểm nhất từ chỉ số VN-Index với gần 0,8 điểm. Trong khi đó, SAB đóng góp nhiều nhất vào thị trường với hơn 0,4 điểm.
Thanh khoản đạt hơn 14.000 tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức trên hơn 19.600 tỷ đồng phiên hôm qua. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng. Khối này mua hơn 995 tỷ đồng và bán gần 1.602 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chốt phiên, HNX-Index về 226,69 điểm sau khi hạ 0,17 điểm (-0,08%). HNX30-Index giảm 1,03 điểm (-0,21%), dừng ở mức 486,55 điểm. Toàn sàn có gần 900 tỷ đồng được sang tay.
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
- Tìm lời giải cho bài toán bán ròng của khối ngoại
- Cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo và tiếp tục bị đình chỉ giao dịch
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Gỡ rào cản về cơ chế thanh toán để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
- Sửa Luật Chứng khoán hướng tới thu hút vốn, tăng quy mô nhà đầu tư tổ chức