Vị trí đau cảnh báo căn bệnh ung thư nguy hiểm số 1

Thứ tư, ngày 30 tháng 10 năm 2024 | 16:24

Đau tức bụng âm ỉ vùng hạ sườn phải kéo dài kèm theo sút cân là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư gan.

Anh N.V.T (41 tuổi, Ninh Bình) vào Bệnh viện K (Hà Nội) khám với dấu hiệu mệt mỏi, đau hạ sườn phải. Dấu hiệu này kéo dài từ vài tháng trước kèm theo sút cân không rõ nguyên nhân. Anh và người thân đều cho rằng tình trạng này là do công việc áp lực mệt mỏi.

Tại bệnh viện, kết quả nội soi đường tiêu hóa kèm theo siêu âm ổ bụng cho thấy bệnh nhân có u gan. Chụp MRI ghi nhận khối u đã phát triển lan rộng, di căn tĩnh mạch cửa. Bác sĩ chẩn đoán anh mắc ung thư gan giai đoạn cuối.

Người đàn ông này từng bị viêm gan B nhiều năm trước và chỉ điều trị khoảng 2-3 tháng, sau đó bỏ thuốc, không kiểm tra lại chức năng gan.

Trường hợp khác, ông V.Q.Y (60 tuổi, trú tại Đắk Lắk) chuyển đến từ bệnh viện địa phương. Người bệnh có tiền sử viêm gan B, phát hiện từ 10 năm trước, có điều trị. Gần đây, ông Y. thường xuyên đau ở hạ sườn phải, đau tăng khi vận động, ho, đau không liên quan tới bữa ăn, giảm 5kg chỉ trong 1 tháng, mệt mỏi nhiều, ăn kém, không sốt. Bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế địa phương, điều trị không đỡ. Từ kết quả sinh thiết, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư biểu mô tế bào gan.

phua thuat cat gan.png

Một ca phẫu thuật cắt gan tại Bệnh viện K. Ảnh: BSCC. 

Tại Việt Nam, ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất. Theo GLOBOCAN 2020, số ca mắc mới ung thư gan là 26.418 (ung thư phổi là 26.262 ca). Do khả năng phát hiện muộn, ung thư gan có tỷ lệ tử vong cao. Số ca mắc và tử vong gần ngang nhau.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nghiêm Thanh Hà - Phó trưởng khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, Bệnh viện K, ung thư biểu mô tế bào gan chiếm 90% số ca bệnh và nguyên nhân hay gặp nhất là viêm gan virus B, C (chiếm 62% số ca ung thư gan). Các nguyên nhân khác gồm nhiễm độc aflatoxin từ nấm mốc ở ngũ cốc như ngô, lạc; nhiễm ký sinh trùng, xơ gan tiên phát; rối loạn chuyển hóa sắc tố sắt và lạm dụng rượu bia ở nam giới.

Ung thư gan giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, phần lớn bệnh nhân chỉ đau bụng mơ hồ hoặc được phát hiện tình cờ. Tại Bệnh viện K, bệnh nhân vào viện khám chủ yếu do đau tức hạ sườn, vàng mắt phát hiện khối u đã to hoặc nhiều u.

Trường hợp chỉ định phẫu thuật là khối u khu trú tại gan, chức năng gan thận còn tốt. Nếu khối u nhỏ sẽ điều trị đốt sống cao tần. 

Theo bác sĩ chuyên khoa II Hà Hải Nam - Khoa Ngoại 1, Bệnh viện K, bệnh nhân vào viện ở giai đoạn muộn, bệnh tiến triển, thời gian sống trung bình không quá 1 năm. Trong khi đó, phát hiện sớm ung thư gan lại không quá khó. 

Dấu hiệu điển hình của ung thư gan là đau nặng, tức ở vùng hạ sườn phải. Người bệnh còn có dấu hiệu chán ăn, chướng bụng, khó tiêu hóa, vàng da, mắt. Ở giai đoạn muộn có dấu hiệu sút cân, buồn nôn, mệt mỏi, đại tiện phân bạc màu.

Để tầm soát phát hiện sớm ung thư gan, bác sĩ Nam khuyến cáo người dân khám sức khỏe bằng siêu âm gan ít nhất 6 tháng/lần, đặc biệt người có bệnh viêm gan virus B, C, viêm gan mạn tính do rượu, xơ gan. 

Khi nghi ngờ ung thư gan, bệnh nhân sẽ làm thêm xét nghiệm máu, chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang, sinh thiết.

Để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân cần tiêm phòng viêm gan B, bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn, hạn chế dầu mỡ, nội tạng, giữ cân ổn định. 

Anh N.V.T (41 tuổi, Ninh Bình) vào Bệnh viện K (Hà Nội) khám với dấu hiệu mệt mỏi, đau hạ sườn phải. Dấu hiệu này kéo dài từ vài tháng trước kèm theo sút cân không rõ nguyên nhân. Anh và người thân đều cho rằng tình trạng này là do công việc áp lực mệt mỏi.

Tại bệnh viện, kết quả nội soi đường tiêu hóa kèm theo siêu âm ổ bụng cho thấy bệnh nhân có u gan. Chụp MRI ghi nhận khối u đã phát triển lan rộng, di căn tĩnh mạch cửa. Bác sĩ chẩn đoán anh mắc ung thư gan giai đoạn cuối.

Người đàn ông này từng bị viêm gan B nhiều năm trước và chỉ điều trị khoảng 2-3 tháng, sau đó bỏ thuốc, không kiểm tra lại chức năng gan.

Trường hợp khác, ông V.Q.Y (60 tuổi, trú tại Đắk Lắk) chuyển đến từ bệnh viện địa phương. Người bệnh có tiền sử viêm gan B, phát hiện từ 10 năm trước, có điều trị. Gần đây, ông Y. thường xuyên đau ở hạ sườn phải, đau tăng khi vận động, ho, đau không liên quan tới bữa ăn, giảm 5kg chỉ trong 1 tháng, mệt mỏi nhiều, ăn kém, không sốt. Bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế địa phương, điều trị không đỡ. Từ kết quả sinh thiết, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư biểu mô tế bào gan.

phua thuat cat gan.png

Một ca phẫu thuật cắt gan tại Bệnh viện K. Ảnh: BSCC. 

Tại Việt Nam, ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất. Theo GLOBOCAN 2020, số ca mắc mới ung thư gan là 26.418 (ung thư phổi là 26.262 ca). Do khả năng phát hiện muộn, ung thư gan có tỷ lệ tử vong cao. Số ca mắc và tử vong gần ngang nhau.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nghiêm Thanh Hà - Phó trưởng khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, Bệnh viện K, ung thư biểu mô tế bào gan chiếm 90% số ca bệnh và nguyên nhân hay gặp nhất là viêm gan virus B, C (chiếm 62% số ca ung thư gan). Các nguyên nhân khác gồm nhiễm độc aflatoxin từ nấm mốc ở ngũ cốc như ngô, lạc; nhiễm ký sinh trùng, xơ gan tiên phát; rối loạn chuyển hóa sắc tố sắt và lạm dụng rượu bia ở nam giới.

Ung thư gan giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, phần lớn bệnh nhân chỉ đau bụng mơ hồ hoặc được phát hiện tình cờ. Tại Bệnh viện K, bệnh nhân vào viện khám chủ yếu do đau tức hạ sườn, vàng mắt phát hiện khối u đã to hoặc nhiều u.

Trường hợp chỉ định phẫu thuật là khối u khu trú tại gan, chức năng gan thận còn tốt. Nếu khối u nhỏ sẽ điều trị đốt sống cao tần. 

Theo bác sĩ chuyên khoa II Hà Hải Nam - Khoa Ngoại 1, Bệnh viện K, bệnh nhân vào viện ở giai đoạn muộn, bệnh tiến triển, thời gian sống trung bình không quá 1 năm. Trong khi đó, phát hiện sớm ung thư gan lại không quá khó. 

Dấu hiệu điển hình của ung thư gan là đau nặng, tức ở vùng hạ sườn phải. Người bệnh còn có dấu hiệu chán ăn, chướng bụng, khó tiêu hóa, vàng da, mắt. Ở giai đoạn muộn có dấu hiệu sút cân, buồn nôn, mệt mỏi, đại tiện phân bạc màu.

Để tầm soát phát hiện sớm ung thư gan, bác sĩ Nam khuyến cáo người dân khám sức khỏe bằng siêu âm gan ít nhất 6 tháng/lần, đặc biệt người có bệnh viêm gan virus B, C, viêm gan mạn tính do rượu, xơ gan. 

Khi nghi ngờ ung thư gan, bệnh nhân sẽ làm thêm xét nghiệm máu, chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang, sinh thiết.

Để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân cần tiêm phòng viêm gan B, bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn, hạn chế dầu mỡ, nội tạng, giữ cân ổn định.