Viện phí điều trị ung thư đứng đầu danh sách chi trả thuốc BHYT

Thứ bảy, ngày 2 tháng 11 năm 2024 | 8:37

Một bệnh nhân ung thư phải điều trị nhiều phương pháp, chi phí rất cao, thậm chí có thể tới hàng trăm triệu đồng nếu thuốc, kỹ thuật điều trị không được Bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán.

Tại Hội thảo Điều trị đa mô thức bệnh ung thư và quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số - Cập nhật ASCO 2024 do Bệnh viện K (Hà Nội) và Hội Ung thư Việt Nam tổ chức ngày 31/10, các chuyên gia đã chỉ ra gánh nặng và những tiến bộ trong điều trị căn bệnh nan y này.

Báo cáo về gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam, Phó giáo sư Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K - cho biết theo Glocoban năm 2022, Việt Nam ước tính có 180.480 trường hợp mới mắc ung thư và 120.184 ca tử vong. Năm 2022, Việt Nam có tỷ suất mới mắc cao thứ 101/185 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tỷ suất mắc mới là 150.8/100.000 dân; đứng đầu là Australia với tỷ suất mới mắc là 426,5/100.000 dân 

Theo thống kê năm 2023, Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) đã chi trả 7.521 tỷ đồng cho thuốc điều trị ung thư, đứng đầu trong các chi trả thuốc điều trị bệnh BHYT. Con số này năm 2022 là hơn 6.600 tỷ (chiếm 14,5%).

Thống kê về ung thư tại nước ta theo Globocan năm 2022:

Dân số Nam Nữ Cả hai giới
49.411.162 49.542373 98.943535
Mắc mới
Số ca ung thư mới 95.358 85.122 180.480
Tỷ suất/100.000 dân theo tuổi 177,1 132,3 150,8
3 loại ung thư phổ biến Gan, phổi, dạ dày Vú, phổi, trực tràng Vú, gan, phổi
Tử vong
Số ca  71.385 48.799 120.184
Tỷ suất/100.000 dân 132,6 72,7 99
3 loại ung thư gây tử vong cao Gan, phổi, dạ dày Vú, phổi, gan Gan, phổi, dạ dày
Hiện mắc
Số ca hiện mắc trong 5 năm 189.429 219.715 409.144

Theo Phó giáo sư Bình, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới cũng như Việt Nam đều có xu hướng tăng. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn phổ biến. Các chương trình tầm soát phát hiện sớm ung thư rất ít được thực hiện trong cộng đồng. Chi phí điều trị bằng các phương pháp mới, kỹ thuật mới rất cao nên người bệnh khó tiếp cận hơn. Ngoài ra, các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đời, nhất là thuốc giảm đau morphin dùng trong ung thư, còn gặp nhiều khó khăn.

Bên lề hội thảo, Giáo sư Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K cho biết thêm ung thư là bệnh lý đặc biệt, khó khăn về điều trị và tỷ lệ tái phát rất cao. Người bệnh thường xuyên tái khám, điều trị. Bệnh cũng gây tâm lý hoang mang cho người mắc và gia đình. 

Tuy nhiên, sau hơn 30 năm, việc điều trị ung thư tại nước ta đã được nâng tầm. Việt Nam tiệm cận với các quốc gia trên thế giới về thuốc, kỹ thuật điều trị ung thư. Bệnh nhân được cá thể hóa từng người giúp khả năng chữa trị tốt. 

ung thu (3).png

Giáo sư Quảng chia sẻ bên lề hội thảo. Ảnh: PV. 

Cũng theo ông Quảng, điều trị ung thư là đa mô thức kết hơp nhiều phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, liệu pháp đích, miễn dịch. Bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật hay hóa, xạ trị trước.

Ông Quảng cho rằng các thuốc đích, miễn dịch giá còn đắt đỏ, BHYT chưa thanh toán nhiều, chủ yếu người bệnh tự chi trả, đây cũng là gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình.

Một người điều trị đích hoặc liệu pháp miễn dịch có thể tốn từ 120-150 triệu đồng/tháng. Bệnh viện K đã nhiều lần đề xuất thêm các thuốc mới vào danh mục thuốc BHYT thanh toán và đến nay có một số loại đã được BHYT chi trả một phần. Thời gian tới, bệnh viện tiếp tục đề xuất lên cơ quan chức năng bổ sung thêm danh mục thuốc.

Theo ông Quảng, hội thảo lần này là cơ hội để kết nối các chuyên gia trong cả nước và quốc tế chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức về điều trị đa mô thức, về quản lý bệnh viện với hy vọng góp phần thúc đẩy trình độ chuyên môn cho chuyên ngành điều trị ung thư tại Việt Nam. 

Các loại ung thư phổ biến trên thế giới ở nam và nữ giới năm 2022 theo Globocan:

Thứ hạng Vị trí ung thư Số ca mắc Phần trăm 
1  Vú 24.563 13,6%
2 Gan 24.502 13,6%
3 Phổi 24.426 13,5%
4 Đại trực tràng 16.835 9,2%
5 Dạ dày 16.277 9,0%
  Khác 73.877 40,9%

Tại Hội thảo Điều trị đa mô thức bệnh ung thư và quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số - Cập nhật ASCO 2024 do Bệnh viện K (Hà Nội) và Hội Ung thư Việt Nam tổ chức ngày 31/10, các chuyên gia đã chỉ ra gánh nặng và những tiến bộ trong điều trị căn bệnh nan y này.

Báo cáo về gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam, Phó giáo sư Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K - cho biết theo Glocoban năm 2022, Việt Nam ước tính có 180.480 trường hợp mới mắc ung thư và 120.184 ca tử vong. Năm 2022, Việt Nam có tỷ suất mới mắc cao thứ 101/185 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tỷ suất mắc mới là 150.8/100.000 dân; đứng đầu là Australia với tỷ suất mới mắc là 426,5/100.000 dân 

Theo thống kê năm 2023, Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) đã chi trả 7.521 tỷ đồng cho thuốc điều trị ung thư, đứng đầu trong các chi trả thuốc điều trị bệnh BHYT. Con số này năm 2022 là hơn 6.600 tỷ (chiếm 14,5%).

Thống kê về ung thư tại nước ta theo Globocan năm 2022:

Dân số Nam Nữ Cả hai giới
49.411.162 49.542373 98.943535
Mắc mới
Số ca ung thư mới 95.358 85.122 180.480
Tỷ suất/100.000 dân theo tuổi 177,1 132,3 150,8
3 loại ung thư phổ biến Gan, phổi, dạ dày Vú, phổi, trực tràng Vú, gan, phổi
Tử vong
Số ca  71.385 48.799 120.184
Tỷ suất/100.000 dân 132,6 72,7 99
3 loại ung thư gây tử vong cao Gan, phổi, dạ dày Vú, phổi, gan Gan, phổi, dạ dày
Hiện mắc
Số ca hiện mắc trong 5 năm 189.429 219.715 409.144

Theo Phó giáo sư Bình, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới cũng như Việt Nam đều có xu hướng tăng. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn phổ biến. Các chương trình tầm soát phát hiện sớm ung thư rất ít được thực hiện trong cộng đồng. Chi phí điều trị bằng các phương pháp mới, kỹ thuật mới rất cao nên người bệnh khó tiếp cận hơn. Ngoài ra, các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đời, nhất là thuốc giảm đau morphin dùng trong ung thư, còn gặp nhiều khó khăn.

Bên lề hội thảo, Giáo sư Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K cho biết thêm ung thư là bệnh lý đặc biệt, khó khăn về điều trị và tỷ lệ tái phát rất cao. Người bệnh thường xuyên tái khám, điều trị. Bệnh cũng gây tâm lý hoang mang cho người mắc và gia đình. 

Tuy nhiên, sau hơn 30 năm, việc điều trị ung thư tại nước ta đã được nâng tầm. Việt Nam tiệm cận với các quốc gia trên thế giới về thuốc, kỹ thuật điều trị ung thư. Bệnh nhân được cá thể hóa từng người giúp khả năng chữa trị tốt. 

ung thu (3).png

Giáo sư Quảng chia sẻ bên lề hội thảo. Ảnh: PV. 

Cũng theo ông Quảng, điều trị ung thư là đa mô thức kết hơp nhiều phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, liệu pháp đích, miễn dịch. Bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật hay hóa, xạ trị trước.

Ông Quảng cho rằng các thuốc đích, miễn dịch giá còn đắt đỏ, BHYT chưa thanh toán nhiều, chủ yếu người bệnh tự chi trả, đây cũng là gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình.

Một người điều trị đích hoặc liệu pháp miễn dịch có thể tốn từ 120-150 triệu đồng/tháng. Bệnh viện K đã nhiều lần đề xuất thêm các thuốc mới vào danh mục thuốc BHYT thanh toán và đến nay có một số loại đã được BHYT chi trả một phần. Thời gian tới, bệnh viện tiếp tục đề xuất lên cơ quan chức năng bổ sung thêm danh mục thuốc.

Theo ông Quảng, hội thảo lần này là cơ hội để kết nối các chuyên gia trong cả nước và quốc tế chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức về điều trị đa mô thức, về quản lý bệnh viện với hy vọng góp phần thúc đẩy trình độ chuyên môn cho chuyên ngành điều trị ung thư tại Việt Nam. 

Các loại ung thư phổ biến trên thế giới ở nam và nữ giới năm 2022 theo Globocan:

Thứ hạng Vị trí ung thư Số ca mắc Phần trăm 
1  Vú 24.563 13,6%
2 Gan 24.502 13,6%
3 Phổi 24.426 13,5%
4 Đại trực tràng 16.835 9,2%
5 Dạ dày 16.277 9,0%
  Khác 73.877

40,9%