Việt Nam sản xuất 158 triệu ĐTDĐ trong 9 tháng đầu năm 2022
Tính đến hết quý III/2022, sản lượng điện thoại di động của Việt Nam đạt 158 triệu chiếc với nhiều thị trường xuất khẩu lớn.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong tháng 9, Việt Nam đã sản xuất 19 triệu điện thoại di động. Sản lượng sụt giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng nhẹ so với con số 18,9 triệu của tháng 8. Tính đến hết quý III/2022, Việt Nam sản xuất 158 triệu điện thoại di động các loại với nhiều thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ...
Tại nhóm ngành công nghiệp thì điện thoại, linh kiện, các mặt hàng điện tử cũng là nhóm hàng có tỷ trọng xuất khẩu lớn khi làn sóng chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam. Điện tử là một ngành công nghiệp nhiều triển vọng trong thu hút nguồn vốn đầu tư mới.
Điện thoại, linh kiện vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. (Ảnh: TNO)
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 9 tháng tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 243 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 86% tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Số liệu cho thấy, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tăng 10,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 13,3%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 38,9%.
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện mang về cho Việt Nam 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so cùng kỳ năm 2020. Trong khi nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử đạt gần 51 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ. Việt Nam hiện đứng thứ 3 khu vực về xuất khẩu điện tử, theo Tổng cục Thống kê, 95% kim ngạch xuất khẩu thuộc khối doanh nghiệp FDI.
Tại một hội thảo về sóng chuyển dịch đầu tư mới đây, các chuyên gia đánh giá triển vọng sáng về thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp điện tử khi Việt Nam là điểm đến của nhiều công ty sản xuất sản phẩm điện và điện tử trên thế giới.
Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Dẫu mang lại nhiều triển vọng nhưng thách thức đặt ra là doanh nghiệp Việt Nam phải tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bài toán đặt ra là doanh nghiệp Việt phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng, đồng thời có được hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ đủ sức bắt tay với những tập đoàn công nghệ lớn.
Duy Vũ
- Vì sao Việt Nam ra quy định không cấp phép game bài?
- Mạng xã hội Threads có thêm 35 triệu người dùng nhờ Elon Musk và Donald Trump
- Nhiều startup công nghệ thắng lớn tại Techfest Việt Nam 2024
- Indonesia: Apple đã rót hơn 15 tỷ USD vào sản xuất tại Việt Nam
- Chuyển đổi số để phát triển quận Bắc Từ Liêm xứng tầm
- OpenAI nhắm đến hai địa hạt thống trị của Google
- OpenAI chi bao nhiêu để mua nội dung đào tạo ChatGPT?
- OpenAI nhắm đến hai địa hạt thống trị của Google
- Doanh nghiệp Việt loay hoay tăng thu giảm chi bằng chuyển đổi số