Vụ chìm ca nô: "Tôi vớt ra rất nhiều người, nhưng không thể cứu được vợ"
"Ngoi lên mặt nước, tôi hớp một hơi dài rồi chui lại vào khoang ca nô. Rất nhiều người được tôi vớt ra, nhưng không có vợ. Đến lúc ấy, tôi biết đã mất cô ấy" - ông Nguyễn Tấn Hiệp nghẹn ngào.
12h ngày 28/2, 4 chiếc xe tang chở nạn nhân trong vụ chìm ca nô ở biển Cửa Đại (Hội An) đã về tới TPHCM. Lần đầu tiên không khí tang tóc bao trùm cả con hẻm nhỏ trên đường Lê Đức Thọ (phường 15, TPHCM), khiến ai nấy đều bật khóc.
Bởi chỉ vừa cách đây vài ngày thôi, 8 người trong xóm vừa tổ chức chuyến đi cầu bình an cho sức khỏe chị Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1971) sau một năm chống chọi ung thư. Ấy vậy, giờ chỉ còn 4 người may mắn quay về.
"Tôi vớt rất nhiều người, nhưng không thể cứu được vợ"
Trở về nhà, chứng kiến 2 đứa con gái bần thần trước di ảnh mẹ, anh Hiệp chỉ còn biết gục đầu vào con, quỵ khóc.
Anh cho biết, buổi sáng 26/2, trước khi rời đảo Cù Lao Chàm, sóng đã đánh rất dữ và lạnh. Ca nô chạy ít phút bất ngờ lật, con sóng thứ 2 ập tới thì tất cả mọi thứ đã chìm xuống biển chớp nhoáng.
Anh Hiệp lần mò từng chút để tìm lối thoát hiểm, thế nhưng các cửa đã bị bịt kín. Mãi đến lúc thấy lối ra ở đầu ca nô, anh mới cố gắng luồn qua khoang để thoát ra ngoài.
"Ngoi lên khỏi mặt nước, tôi nhìn lại không có ai. Lúc đó, tôi uống xăng và nước biển rất nhiều, sức mình đã hết, nhưng không thấy vợ nên liền hớp một hơi dài rồi chui vào ca nô" - anh Hiệp nhớ lại.
Anh Hiệp nghẹn ngào kể lại giây phút cứu vợ bất thành (Ảnh: Hải Long).
Lần lượt từng nạn nhân được anh Hiệp kéo ra, thế nhưng anh vẫn không thể tìm thấy vợ mình. Đến phút cuối, khi tất cả đã lên mặt biển, chị Lan mới là người được đưa ra.
"Lúc đó, trải qua 5 phút là tôi đã biết mình mất cô ấy. Mọi chuyện nhanh quá! Khi cô ấy lên bờ, tôi chỉ biết khóc".
Sau cái chết của mẹ và chị gái, anh Nguyễn Xuân Hòa (SN 1982) vẫn không tin vào sự thật. Bởi chuyến đi hôm nay là để chị gái lấy lại tinh thần sau 5 năm trải qua bệnh ung thư.
Khi chiếc ca nố lật úp, mọi thứ chìm xuống biển, anh Hòa dùng hết sức bình sinh thoát ra. Thấy còn một nạn nhân bám dưới chân mình, anh không ngần ngại quay lại để tiếp tục cứu. Cứ thế, 2 người cùng lênh đênh trên biển với một chiếc áo phao suốt 15 phút để đợi cứu hộ đưa vào bờ.
Anh Hòa không tin gia đình mình một lúc tiễn đưa 2 người (Ảnh: Hải Long).
"Chứng kiến mẹ với chị gái nằm bất động, anh như người mất hồn. Thời tiết quá lạnh, nỗi đau thì quá lớn, ngay cả liên lạc với gia đình để báo tin anh cũng không làm được vì chiếc điện thoại ngấm nước" - anh Hòa nhớ lại.
"Khoa đã biết mẹ nó mất, còn khuyên chị đừng khóc nhiều, đau buồn nhiều"
12h30, lễ đưa tang được bắt đầu. Bên trong căn nhà cũ, tiếng cầu nguyện vang khắp nơi. Chẳng ai ngờ, chiếc rạp sắt hôm qua dựng lên để tổ chức thôi nôi cho đứa cháu trong gia đình, vậy mà hôm nay dùng tiễn đưa chị Thu Hương.
"Cả gia đình tính giấu chuyện cái chết của mẹ với Khoa (9 tuổi, con trai chị Hương- PV). Đến buổi tối, thằng bé tờ mờ đoán nên gia đình nói chị mất vì bệnh. Sáng nay, biết sự thật rồi, nó bình tĩnh lắm, còn quay lại khuyên chị đừng khóc nhiều, đau buồn nhiều vì mẹ" - chị Lùn (SN 1982, em gái chị Hương) tâm sự.
Hai người con gái lớn của chị Hương ban đầu tính giấu chuyện mẹ mất với em trai út 9 tuổi (Ảnh: Hải Long).
Ngồi trước cửa nhà, Gia Hân (19 tuổi) nén chặt giọt nước mắt. Cuối năm 2021, Hân mang thai đứa con đầu lòng, chị Nguyễn Thị Thu Lan (SN 1978) vui lắm vì sắp lên chức bà ngoại.
Thế mà, sau buổi sáng 26/2, mọi kế hoạch ấy vỡ tan tành.
Theo Dân Trí
https://dantri.com.vn/xa-hoi/toi-vot-ra-rat-nhieu-nguoi-nhung-khong-the-cuu-duoc-vo-20220228144232791.htm
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Nâng “chất” giám sát, phản biện xã hội
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Vạch trần những thủ đoạn chống phá, xuyên tạc về Quốc hội Việt Nam