Vượt cú sốc, thế mạnh Việt bội thu, loạt kỷ lục tỷ USD
Nhìn lại năm 2024, ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua biến động thị trường và “cú sốc thiên tai”. Nhờ đó, xuất khẩu nông sản bội thu kỷ lục mới.
Ngành nông nghiệp đang chuyển dần hướng sản xuất xanh và bền vững. Ảnh: Hoàng Hà
Song, thành quả xuất khẩu của ngành nông nghiệp không chỉ là những con số tăng trưởng, mà người nông dân ở nước ta đã gia tăng thu nhập trên những mảnh vườn thửa ruộng. Điệp khúc “được mùa rớt giá” hay "giải cứu nông sản" gần như không còn xuất hiện. Thay vào đó, người nông dân trồng sầu riêng có thể thu lãi tới 1-2 tỷ đồng/ha, nông dân trồng cà phê cũng “hái ra tiền tỷ” khi giá mặt hàng này phá đỉnh lịch sử…
Ở một số vùng như Tây Nguyên, người dân giờ không còn lo cái ăn cái mặc, cuộc sống khấm khá và ổn định nhờ trúng giá sầu riêng, cà phê, hồ tiêu… Kết thúc vụ thu hoạch, nông dân có tiền tỷ, phấn khởi tậu ô tô, xây nhà.
Từ một số nhóm hàng sản lượng xuất khẩu giảm nhưng giá trị lại tăng mạnh, theo các chuyên gia, đây là minh chứng cho thấy hướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp chuyển từ coi trọng số lượng sang chất lượng, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường.
Về cơ hội trong năm 2025 để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT) nêu vấn đề: “Chúng ta đã đạt kỷ lục, có sự đột phá nhưng làm sao để phát triển bền vững”.
Với mục tiêu Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới, ông lưu ý chúng ta đã cố gắng về sản lượng nhưng không thể bỏ quên chất lượng. Hai vấn đề này phải luôn song hành với nhau. Bởi, nếu cứ mải mê tăng trưởng, không cẩn thận lại rơi vào cái bẫy chạy theo sản lượng.
Cùng với đó, nông dân và doanh nghiệp phải tự thay đổi và thích ứng. Sản xuất cần chuyển hướng xanh và bền vững, có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Đây cũng là các tiêu chuẩn mà nhiều quốc gia đang hướng tới, dần áp dụng với hàng hóa nhập khẩu. Ví như, người mua hàng châu Âu yêu cầu phải có chứng nhận ASC, chứng chỉ về ESG…
Thực tế, những thuận lợi và khó khăn luôn đi cùng nhau. Năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục ký các nghị định thư về các sản phẩm động vật, thủy sản... để mở cửa các thị trường mới, đặc biệt là thị trường Halal ở Trung Đông.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, những lợi thế tiềm năng của nông nghiệp đang khơi thông và sẽ là nền tảng để về đích các mục tiêu của năm 2025 với quy mô tỷ suất hàng hóa lớn hơn của nông sản Việt.
Ngành nông nghiệp đang chuyển dần hướng sản xuất xanh và bền vững. Ảnh: Hoàng Hà
Song, thành quả xuất khẩu của ngành nông nghiệp không chỉ là những con số tăng trưởng, mà người nông dân ở nước ta đã gia tăng thu nhập trên những mảnh vườn thửa ruộng. Điệp khúc “được mùa rớt giá” hay "giải cứu nông sản" gần như không còn xuất hiện. Thay vào đó, người nông dân trồng sầu riêng có thể thu lãi tới 1-2 tỷ đồng/ha, nông dân trồng cà phê cũng “hái ra tiền tỷ” khi giá mặt hàng này phá đỉnh lịch sử…
Ở một số vùng như Tây Nguyên, người dân giờ không còn lo cái ăn cái mặc, cuộc sống khấm khá và ổn định nhờ trúng giá sầu riêng, cà phê, hồ tiêu… Kết thúc vụ thu hoạch, nông dân có tiền tỷ, phấn khởi tậu ô tô, xây nhà.
Từ một số nhóm hàng sản lượng xuất khẩu giảm nhưng giá trị lại tăng mạnh, theo các chuyên gia, đây là minh chứng cho thấy hướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp chuyển từ coi trọng số lượng sang chất lượng, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường.
Về cơ hội trong năm 2025 để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT) nêu vấn đề: “Chúng ta đã đạt kỷ lục, có sự đột phá nhưng làm sao để phát triển bền vững”.
Với mục tiêu Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới, ông lưu ý chúng ta đã cố gắng về sản lượng nhưng không thể bỏ quên chất lượng. Hai vấn đề này phải luôn song hành với nhau. Bởi, nếu cứ mải mê tăng trưởng, không cẩn thận lại rơi vào cái bẫy chạy theo sản lượng.
Cùng với đó, nông dân và doanh nghiệp phải tự thay đổi và thích ứng. Sản xuất cần chuyển hướng xanh và bền vững, có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Đây cũng là các tiêu chuẩn mà nhiều quốc gia đang hướng tới, dần áp dụng với hàng hóa nhập khẩu. Ví như, người mua hàng châu Âu yêu cầu phải có chứng nhận ASC, chứng chỉ về ESG…
Thực tế, những thuận lợi và khó khăn luôn đi cùng nhau. Năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục ký các nghị định thư về các sản phẩm động vật, thủy sản... để mở cửa các thị trường mới, đặc biệt là thị trường Halal ở Trung Đông.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, những lợi thế tiềm năng của nông nghiệp đang khơi thông và sẽ là nền tảng để về đích các mục tiêu của năm 2025 với quy mô tỷ suất hàng hóa lớn hơn của nông sản Việt.
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 25/12/2024: Gửi tiền kỳ hạn nào lãi suất 7,2%/năm?
- Hội Doanh nhân tiêu biểu Hồng Lam: Tự hào về “người anh cả” Nguyễn Trường Sơn
- 13 ngân hàng trả lãi suất huy động trên 6%/năm, gửi ở đâu lợi nhất?
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/12/2024: Gửi tiền 6 tháng ở đâu lãi cao nhất?
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 18/12/2024: 'Ông lớn' vào cuộc đua tăng lãi suất
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 18/12/2024: 'Ông lớn' vào cuộc đua tăng lãi suất
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 17/12/2024: Thêm ngân hàng đẩy lãi suất lên 6,3%/năm
- Nhiều ngân hàng chịu áp lực nợ xấu tăng nhanh
- ‘Sâu cỏ’ khô đổ bộ thị trường Việt, giá 2,5 tỷ đồng/kg vẫn cháy hàng