Ban soạn thảo cho biết, một số khái niệm sẽ không quy định lại trong dự thảo, do đã được quy định tại văn bản cao hơn là Nghị định số 87/2023/NĐ-CP.
Tuy nhiên, cũng có một số khái niệm được dự thảo quy định cụ thể hơn so với các văn bản hiện hành. Chẳng hạn như, đặc điểm bảo an trong dự thảo là đặc điểm được tích hợp có chủ đích trên đồng tiền, sử dụng để kiểm tra, phân biệt tiền thật, tiền giả.
Xây dựng quy định hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành Ngân hàng. Ảnh: T.L |
Hoàn thiện quy định về việc giám sát tiêu hủy tiềnChính thức thực hiện quy định mới về phòng chống tiền giả |
Trong nội dung liên quan đến việc phát hiện, thu giữ tiền giả, tiền nghi giả, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Giao dịch NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả, nghi giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định, không trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.
Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được NHNN (hoặc Bộ Công an) thông báo bằng văn bản, phải thực hiện thu giữ, lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 87/2023/NĐ-CP ngày 8/12/2023 của Chính phủ, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả.
Về các quy định liên quan đến đóng gói, niêm phong tiền giả, ban soạn thảo cho biết, thực tế, khi thực hiện đóng bì đối với tiền cotton giả, tiền polymer giả sẽ gây khó khăn cho việc bảo quản và theo dõi trong kho. Vì vậy, dự thảo đã tách các quy định về đóng gói, niêm phong tiền giả khi không đủ số lượng để đóng bó (hoặc túi) thành điểm riêng để dễ theo dõi và phù hợp với thực tế thực hiện./.