Xử lý kiến nghị của các địa phương liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của các địa phương liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Văn phòng Chính phủ đã phát đi văn bản số 413/VPCP-QHĐP ngày 18/1/2022 về việc xử lý kiến nghị của các địa phương tại Hội nghị Chính phủ với địa phương (ngày 5/1/2022) gửi Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Theo đó, tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, các tỉnh: Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Tiền Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và ban hành các Nghị định, Quy định có liên quan đến cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện và nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bố vốn. Đồng thời, sớm giao kế hoạch thực hiện CTMTQG giai đoạn 05 năm và năm 2022 để các địa phương sớm triển khai thực hiện.
Các địa phương đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Ảnh minh họa
Trong khi đó, tỉnh Lai Châu đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo theo hướng: Các chính sách về an sinh xã hội như: Giáo dục, y tế, bảo hiểm..., cho người dân đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được thụ hưởng các chính sách thêm từ 01 năm đến 02 năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới để các cấp, các ngành làm công tác tuyên truyền cho người dân hiểu và chủ động.
Tỉnh Hải Dương nêu 2 kiến nghị, trong đó: Thứ nhất, đề nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và quan tâm bố trí kinh phi để thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các địa phương.
Nghiên cứu phát triển các Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao theo khu vực, thực hiện chính sách hỗ trợ việc liên kết giữa các trung tâm đào tạo theo khu vực với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Thứ hai, đề nghị Chính phủ giao các Bộ, ngành TW nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính phủ xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động chịu tác động của đại dịch COVID-19, phù hợp cả về đối tượng quy mô, thời gian, sát với diễn biến tình hình dịch bệnh.
Về các kiến nghị nêu trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của các địa phương, có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/02/2022. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Nguồn Congluan.vn
https://congluan.vn/xu-ly-kien-nghi-cua-cac-dia-phuong-lien-quan-den-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-ve-giam-ngheo-ben-vung-post177709.html
- Trách nhiệm, đồng lòng chống lãng phí
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí
- Ban hành Công điện về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
- Thêm sức sống mới cho di sản văn hóa phi vật thể
- Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư