Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm: Doanh nghiệp nói gì?
Trung Quốc từng là thị trường nhập khẩu gạo số 1 của Việt Nam nhưng nay thị phần giảm sút dù nhu cầu nhập khẩu của nước này vẫn lớn
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, năm 2023, do ảnh hưởng bởi hạn hán, sản lượng gạo sản xuất của Trung Quốc giảm hơn 3 triệu tấn so với năm 2022, còn khoảng 145,9 triệu tấn. Đây là cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam, nhưng việc mở rộng thị phần sang thị trường này, theo các doanh nghiệp (DN) trong ngành là không hề dễ cũng như không mấy hấp dẫn.
Tăng, giảm thất thường
Theo thống kê của ngành hải quan, năm 2022, dù Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Philippines), chiếm hơn 12% thị phần nhưng sản lượng và kim ngạch đều giảm mạnh - 19,6% và 17,3% - so với năm 2021 khi đạt 850.949 tấn và 432,32 triệu USD.
Nhìn lại 6 năm qua, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc có nhiều biến động thất thường. Vào năm 2017, Trung Quốc từng chi hơn 1 tỉ USD để nhập khẩu gạo của Việt Nam, rồi bất ngờ sụt giảm mạnh trong 2 năm sau đó - năm 2019 kim ngạch xuống thấp kỷ lục, chỉ còn hơn 240 triệu USD. Giai đoạn 2020 - 2021 có sự phục hồi nhất định và đạt 522 triệu USD vào năm 2021, sau khi giảm trở lại từ năm 2022.
Còn theo thông tin của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2013, Việt Nam từng xuất khẩu đến 3 triệu tấn gạo sang Trung Quốc (kể cả đường tiểu ngạch), chiếm gần 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần tiêu thụ gạo hàng hóa cho nông dân Việt Nam khi đó. Tuy nhiên, những năm gần đây, Trung Quốc tăng nhập gạo từ các thị trường khác, giảm mua gạo Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (tỉnh Tiền Giang), lý giải sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc những năm qua là do chính sách kiểm soát nhập khẩu bằng thuế, hạn ngạch cũng như các yêu cầu đối với DN xuất khẩu nên thị trường này không còn "dễ ăn" như trước.
Theo đó, mỗi năm, Trung Quốc sẽ phân bổ hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam và các nước. Do vậy, DN Trung Quốc không thể mua thêm gạo của Việt Nam khi hết hạn ngạch dù có nhu cầu. Về phía Việt Nam, hiện chỉ có 21 DN (trong khoảng 200 DN được phép xuất khẩu gạo - PV) được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu nên bị giới hạn về số lượng.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm đáng kể trong vài năm trở lại đâyẢnh: AN NA
Thị trường không quá hấp dẫn?
- Giám đốc ADB: Việt Nam cần tăng cường đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
- Xuất khẩu chững lại: Nhận diện thách thức, tạo đà tăng trưởng bền vững
- [Infographics] Quý 1 năm 2023, 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
- Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
- Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD trong quý I/2023
- Doanh nghiệp miệt mài góp nhặt đơn hàng xuất khẩu
- EU cân nhắc nới điều kiện kiểm soát với mỳ ăn liền từ Việt Nam
- Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD
- Việt Nam chi hơn 161 triệu USD để nhập khẩu ôtô