Các hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo Luật Nhà ở 2023

Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024 | 14:40

Cho tôi hỏi hiện nay pháp luật quy định hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như thế nào? - Hoài Nhân (TPHCM)

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

(1) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

(2) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

(3) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Các hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo Luật Nhà ở 2023

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại mục 1 được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức sau đây:

(1) Tổ chức quy định tại (1) mục 1 được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam;

(2) Tổ chức, cá nhân quy định tại (2) và (3) mục 1 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định sau:

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định tại Điều 17 Luật Nhà ở 2023, trừ dự án thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thông báo các khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở.

(3) Tổ chức, cá nhân quy định tại (2) và (3) mục 1 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại (2) mục 2.

Xem thêm Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

Luật Nhà ở 2014 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, c, đ, e và g khoản 2, khoản 3, các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 198 Luật Nhà ở 2023.

Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở ban hành trước ngày Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành là nhà ở thuộc tài sản công

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Theo dõi THƯ VIỆN PHÁP LUẬT trên Google News
Bài viết về

LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

 
Chính sách khác
[Trở về]