Cách thức hình thành tư duy phản biện
Internet đã luôn là một sự nâng cấp tuyệt vời cho xã hội. Mọi người bây giờ có thể tiếp cận dễ dàng thông tin trong tầm tay hơn so với thế hệ trước. Tuy nhiên, không phải tất cả thông tin này đều đáng tin cậy. Mọi người phải tìm thông tin đáng tin cậy, hay thậm chí là đúng sự thật?
Tư duy phản biện là hữu ích, nhưng một người cần những thông tin đáng tin cậy và trung thực để có thể tạo nên nó. Mặt khác, mọi người sẽ làm thế nào để có thể đưa ra những kết luận chính xác? Đây là một vài cách thức bạn có thể học theo để sử dụng tư duy phản biện tốt trong cuộc sống hàng ngày.
Điều đầu tiên phải làm là xác nhận những thông tin bạn tìm được trên mạng. Cách tốt nhất để làm điều này là kiểm tra nhiều nguồn độc lập, được điều hành bởi những người biết họ đang nói gì, và kiểm tra thực tế nếu có thể. Luôn luôn tìm kiếm nhiều nguồn và xem chúng có thống nhất với nhau không.
Điều này không phải dễ dàng; ví dụ, nhiều trang web chỉ dựa trên một bài báo chính, và lặp đi lặp lại nó. Một cách nữa để đối phó với điều này là tìm những trang web có ý kiến đối lập và xem chúng có đáng tin cậy hay không. Cách duy nhất để đánh giá một thứ có đúng hay không là phải có một ý niệm tốt về toàn cảnh của vấn đề. Thường thì, một mặt của vấn đề đáng tin cậy hơn mặt còn lại, vậy nên hãy tin tưởng mặt tốt đó.
Thành phần lớn nhất của độ tin cậy, đương nhiên, là chất lượng của trang web. Một yếu tố cốt lõi cho điều này là liệu nó trông có cũ không, hoặc trông nó có được quản lý một cách chuyên nghiệp không.
Những trang web với thông điệp chính trị mạnh mẽ, giọng văn diễn cảm, hoặc trông như đang cố gắng bán một sản phẩm nói chung là không đáng tin cậy. Những trang web về những chủ đề gây tranh cãi, ví dụ là trang web chính trị hoàn toàn, cũng có xu hướng rất định kiến.
Đối với những chủ đề gây tranh cãi, điều đặc biệt quan trọng là tìm ra được nguồn quan điểm đa dạng để tìm được thông tin đáng tin cậy. Một vài chủ đề gây tranh cãi thậm chí đối với cả các chuyên gia, như việc con người gây nên biến đổi khí hậu, là điều đáng quan tâm hơn cả.
Phần lớn nhà khoa học đồng ý rằng biến đổi khí hậu do con người gây nên là thật, nhưng một vài người vẫn không công nhận sự tồn tại của nó. Trong trường hợp này, điều quan trọng là nghiên cứu những nhà khoa học đó để xem họ có được trả tiền bởi các công ty dầu khí hay đảng chính trị nào không, để xác định những thiên kiến và đánh giá những quan điểm khoa học của họ có đáng tin cậy hay không.
Tư duy phản biện không thể thay thế kiến thức.
Thực chất, hai điều đó song hành với nhau. Điều quan trọng là phải nghiên cứu những chủ đề mà bạn muốn điều tra trước khi luyện tập tư duy phản biện và hình thành một quan điểm.
Tuy nhiên, tư duy phản biện rất quan trọng trong việc đánh giá những thông tin đã nghiên cứu, và xem cái nào sẽ là tiền đề chính xác và cái nào không. Nếu một người chỉ dựa trên kiến thức đã tích lũy được mà không sử dụng những kỹ năng tư duy phản biện, thì rất dễ rơi vào những cạm bẫy logic hoặc những thiên kiến đã được mô tả trong cuốn sách này. Do đó, trong thế giới chứa đầy thông tin hiện nay, điều quan trọng là cân bằng được cả hai thứ và sử dụng cả hai để tạo nên những ý kiến chắc chắn hơn, đúng sự thật hơn.
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam