Căn bệnh khiến hơn 10.000 người tử vong mỗi năm, tạo gánh nặng lớn cho Việt Nam
Ung thư vú đứng hàng đầu về tỉ lệ mắc mới tại Việt Nam trên cả 2 giới và có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh.
Thông tin do TS.BS Lê Thu Hà, Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội chia sẻ tại buổi toạ đàm Đổi mới truyền thông nâng cao nhận thức trong điều trị ung thư vú, góp phần chăm sóc sức khoẻ phụ nữ diễn ra tại Hà Nội chiều 30/10.
Theo bác sĩ Hà, số liệu từ Globocan 2022 cho thấy ung thư vú đứng thứ nhất về tỉ lệ mắc mới và thứ 4 về tỉ lệ tử vong tại Việt Nam. Trong 5 năm, hơn 72.000 ca ung thư vú được phát hiện. Năm 2002, nước ta chỉ có 5.538 ca mắc mới nhưng con số này đã tăng lên 24.563 ca vào năm 2022. “Ung thư vú gia tăng nhanh chóng, từ đó tạo gánh nặng lớn cho Việt Nam”, bác sĩ Hà nhận định.
Nghiêm trọng hơn, tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn 3, 4 còn cao và có xu hướng trẻ hoá. Cụ thể, khoảng 15% bệnh nhân dưới 40 tuổi, 45% bệnh nhân dưới 50 tuổi được chẩn đoán ung thư vú di căn trong số tất cả các bệnh nhân. Căn bệnh này khiến hơn 10.000 người tử vong mỗi năm tại Việt Nam.
Với thực tế trên, bác sĩ Hà cho biết dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, ung thư vú vẫn là gánh nặng với tiên lượng kém trên một số nhóm bệnh nhân.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thu Hà, Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết ung thư vú là căn bệnh đang gia tăng tại Việt Nam ở cả 2 giới. Ảnh: PV
Do đó, với nhóm bệnh nhân ở giai đoạn tiến xa di căn, mục tiêu của bác sĩ là kéo dài sự sống, đảm bảo chất lượng cuộc sống và điều trị chăm sóc giảm nhẹ. Vì vậy, bác sĩ Hà đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:
Đối với bác sĩ, tiến hành tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp theo cá thể, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và thường xuyên cập nhật các tiến bộ trong phương pháp điều trị, đồng thời cải thiện kỹ năng tư vấn.
Đối với bệnh viện, cần đảm bảo đủ các phương án điều trị, xây dựng các câu lạc bộ bệnh nhân, thiết kế sổ tay điều trị, chương trình tư vấn tâm lý, dinh dưỡng cho bệnh nhân, đồng thời tiến hành chăm sóc giảm nhẹ để nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Đối với cộng đồng, cần tăng cường truyền thông để bệnh nhân dễ tiếp cận được các thông tin điều trị, nâng cao niềm tin, ý thức tuân thủ điều trị, xây dựng quỹ hỗ trợ người bệnh.
Đói với người bệnh và thân nhân, cần có niềm tin và tuân thủ điều trị, nhận thức tốt về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, hỗ trợ người bệnh an tâm điều trị.
Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, bác sĩ Hà đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm. Điều đó giúp bệnh nhân tăng khả năng được chữa khỏi hoàn toàn, vẫn có thể sinh con. Đồng thời, việc này còn giảm áp lực cho hệ thống y tế, giảm gánh nặng bệnh tật, tiết kiệm chi phí điều trị.
Để đạt được mục tiêu trên, theo bác sĩ Hà, Việt Nam cần tập trung truyền thông để nâng cao hiểu biết cho phụ nữ, tăng tỉ lệ tầm soát, sàng lọc, chủ động nâng cao sức khoẻ, phòng tránh bệnh. Ngoài ra, cần tập trung nguồn lực để đào tạo cán bộ, nâng cao nặng lực tư vấn, đầu tư máy móc, chẩn đoán xét nghiệm sàng lọc, xây dựng chương trình khám sàng lọc miễn phí và áp dụng các biện pháp điều trị mới, hiệu quả.
- Bé 4 tuổi đi cấp cứu với tiên lượng tử vong do biến chứng đái tháo đường
- 4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
- Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
- 4 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư
- Ngứa cảnh báo tình trạng nguy hiểm không chỉ là bệnh ngoài da khi trời hanh khô
- Căn bệnh khiến nhiều người không bao giờ tỉnh lại vào ngày hôm sau
- Bác sĩ trẻ phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối từ 2 dấu hiệu mờ nhạt
- Hà Nội: Số ca mắc sởi, sốt xuất huyết trong tuần cao nhất từ đầu năm
- Bác sĩ trẻ phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối từ 2 dấu hiệu mờ nhạt