Chung cư bình dân dưới 25 triệu/m2 gần như ‘tuyệt chủng’, Bộ Xây dựng nói gì?

Thứ tư, ngày 30 tháng 10 năm 2024 | 14:57

Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ, đặc biệt có khu vực tăng lên 35-40% so với quý trước. Trong khi đó, căn hộ chung cư bình dân (giá bán dưới 25 triệu đồng/m2) gần như không có giao dịch và sản phẩm để bán.

hông tin được Bộ Xây dựng cho biết tại báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024. 

Chung cư từ cũ đến mới tiếp tục tăng giá

Đánh giá về căn hộ chung cư tại Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, giá tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Đến nay, thị trường đã thiết lập mặt bằng giá dự án mới, tăng khoảng 4-6% theo quý và 22-25% theo năm. Đặc biệt có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Khảo sát tại một số dự án như Lumi Prestige (quận Nam Từ Liêm) có giá từ 69 triệu đồng/m2, chung cư thuộc dự án Khai Sơn City (quận Long Biên) có giá từ 50-68 triệu đồng/m2, dự án trên đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân) giá khoảng 75-97,2 triệu đồng/m2…

Không chỉ ở Hà Nội, qua tổng hợp cho thấy, trong quý III, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, TPHCM và các đô thị lớn. 

“Hiện tượng tăng giá có tính cục bộ, xảy ra ở một số khu vực, một số loại hình, một số phân khúc bất động sản dẫn đến tác động làm tăng giá chung” Bộ Xây dựng cho biết.

W-chung cu vietnamnet.jpg

Căn hộ chung cư bình dân (giá bán dưới 25 triệu đồng/m2) gần như không có sản phẩm để bán. Căn hộ sơ cấp dưới 2 tỷ đồng biến mất hoàn toàn. Ảnh: Hồng Khanh

Bất cập trong cơ cấu sản phẩm bất động sản vẫn là hạn chế lớn của thị trường hiện nay và cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng lên thời gian qua. 

Bộ Xây dựng chỉ ra rằng, sản phẩm nhà ở giá bình dân không đủ nguồn cung cho nhu cầu của thị trường. Trên thị trường phân khúc căn hộ chung cư bình dân (có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2) gần như không có giao dịch và sản phẩm để bán. 

Căn hộ chung cư trung cấp (có giá khoảng 25 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2) vẫn chiếm tỷ trọng cao về giao dịch và nguồn cung trên thị trường. Còn lại là căn hộ chung cư cao cấp, siêu cao cấp (có giá trên 50 triệu đồng/m2).

Tăng nguồn cung có làm giảm giá bất động sản? 

Lý giải về việc thiếu nguồn cung nhà ở để đáp ứng nhu cầu đại bộ phận người dân, các đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình tại các khu vực đô thị, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM, Bộ Xây dựng cho rằng có nhiều nguyên nhân. 

Trong đó, có việc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc trong thủ tục pháp lý, đặc biệt là việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, giao đất . 

Bên cạnh đó, nhiều dự án đã, đang triển khai xây dựng thời gian qua phải tạm dừng, giãn tiến độ, chậm tiến độ triển khai xây dựng.

Cơ quan quản lý đánh giá, các Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được ban hành và có hiệu lực thi hành, các vướng mắc khó khăn về thể chế, quy định pháp luật (đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tín dụng...) đối với doanh nghiệp đã cơ bản được tháo gỡ, nguồn cung bất động sản đã cho thấy có sự cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế do cần có thời gian để các cơ chế, chính sách, pháp luật mới được ban hành được thực thi có kết quả, “đi vào cuộc sống”.

Nhiều chuyên gia bất động sản chỉ rõ vấn đề tăng nguồn cung là ở phân khúc giá bình dân, hợp lý. Bởi thực tế cho thấy, thời gian qua, mặc dù nguồn cung căn hộ tăng lên, song mặt bằng giá bán tại Hà Nội vẫn tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng ở cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Ghi nhận của Savills Việt Nam, tại các đô thị lớn như TPHCM và Hà Nội, thị trường nhà ở hiện nay thiếu hụt nguồn cung giá hợp lý khi thị phần phân khúc này đã giảm từ 60% năm 2016 xuống chỉ còn 35% năm 2024, căn hộ sơ cấp dưới 2 tỷ đồng biến mất hoàn toàn.

Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội cho biết, các dự án đang triển khai trên thị trường đa phần là trung và cao cấp. Khi cầu cao hơn cung, thì bất động sản càng tăng giá. Mức giá bán được đẩy lên cao hơn giá trị thật là chuyện không hiếm. 

Theo vị này, khi chưa có nguồn cung nhà giá bình dân, phù hợp thì vấn đề của thị trường bất động sản chưa thể được giải quyết.

hông tin được Bộ Xây dựng cho biết tại báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024. 

Chung cư từ cũ đến mới tiếp tục tăng giá

Đánh giá về căn hộ chung cư tại Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, giá tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Đến nay, thị trường đã thiết lập mặt bằng giá dự án mới, tăng khoảng 4-6% theo quý và 22-25% theo năm. Đặc biệt có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Khảo sát tại một số dự án như Lumi Prestige (quận Nam Từ Liêm) có giá từ 69 triệu đồng/m2, chung cư thuộc dự án Khai Sơn City (quận Long Biên) có giá từ 50-68 triệu đồng/m2, dự án trên đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân) giá khoảng 75-97,2 triệu đồng/m2…

Không chỉ ở Hà Nội, qua tổng hợp cho thấy, trong quý III, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, TPHCM và các đô thị lớn. 

“Hiện tượng tăng giá có tính cục bộ, xảy ra ở một số khu vực, một số loại hình, một số phân khúc bất động sản dẫn đến tác động làm tăng giá chung” Bộ Xây dựng cho biết.

W-chung cu vietnamnet.jpg

Căn hộ chung cư bình dân (giá bán dưới 25 triệu đồng/m2) gần như không có sản phẩm để bán. Căn hộ sơ cấp dưới 2 tỷ đồng biến mất hoàn toàn. Ảnh: Hồng Khanh

Bất cập trong cơ cấu sản phẩm bất động sản vẫn là hạn chế lớn của thị trường hiện nay và cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng lên thời gian qua. 

Bộ Xây dựng chỉ ra rằng, sản phẩm nhà ở giá bình dân không đủ nguồn cung cho nhu cầu của thị trường. Trên thị trường phân khúc căn hộ chung cư bình dân (có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2) gần như không có giao dịch và sản phẩm để bán. 

Căn hộ chung cư trung cấp (có giá khoảng 25 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2) vẫn chiếm tỷ trọng cao về giao dịch và nguồn cung trên thị trường. Còn lại là căn hộ chung cư cao cấp, siêu cao cấp (có giá trên 50 triệu đồng/m2).

Tăng nguồn cung có làm giảm giá bất động sản? 

Lý giải về việc thiếu nguồn cung nhà ở để đáp ứng nhu cầu đại bộ phận người dân, các đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình tại các khu vực đô thị, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM, Bộ Xây dựng cho rằng có nhiều nguyên nhân. 

Trong đó, có việc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc trong thủ tục pháp lý, đặc biệt là việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, giao đất . 

Bên cạnh đó, nhiều dự án đã, đang triển khai xây dựng thời gian qua phải tạm dừng, giãn tiến độ, chậm tiến độ triển khai xây dựng.

Cơ quan quản lý đánh giá, các Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được ban hành và có hiệu lực thi hành, các vướng mắc khó khăn về thể chế, quy định pháp luật (đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tín dụng...) đối với doanh nghiệp đã cơ bản được tháo gỡ, nguồn cung bất động sản đã cho thấy có sự cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế do cần có thời gian để các cơ chế, chính sách, pháp luật mới được ban hành được thực thi có kết quả, “đi vào cuộc sống”.

Nhiều chuyên gia bất động sản chỉ rõ vấn đề tăng nguồn cung là ở phân khúc giá bình dân, hợp lý. Bởi thực tế cho thấy, thời gian qua, mặc dù nguồn cung căn hộ tăng lên, song mặt bằng giá bán tại Hà Nội vẫn tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng ở cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Ghi nhận của Savills Việt Nam, tại các đô thị lớn như TPHCM và Hà Nội, thị trường nhà ở hiện nay thiếu hụt nguồn cung giá hợp lý khi thị phần phân khúc này đã giảm từ 60% năm 2016 xuống chỉ còn 35% năm 2024, căn hộ sơ cấp dưới 2 tỷ đồng biến mất hoàn toàn.

Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội cho biết, các dự án đang triển khai trên thị trường đa phần là trung và cao cấp. Khi cầu cao hơn cung, thì bất động sản càng tăng giá. Mức giá bán được đẩy lên cao hơn giá trị thật là chuyện không hiếm. 

Theo vị này, khi chưa có nguồn cung nhà giá bình dân, phù hợp thì vấn đề của thị trường bất động sản chưa thể được giải quyết.