Sau 9 năm chiến đấu kiên cường, bất khuất, đầy sáng tạo của quân và dân ta, đặc biệt là sau thất bại trong trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneva (20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam. Hà Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui mừng của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài.
Trong đợt tuyên truyền sâu rộng trên mọi ấn phẩm của Báo Nhân Dân về dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Báo Nhân Dân điện tử đã ra mắt chuyên trang kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) theo hình thức: Tri thức chuyên sâu “Hà Nội” (https://nhandan.vn/chu-de/ha-noi-704817.html).
Tri thức chuyên sâu có khối tư liệu đồ sộ về Hà Nội trong 70 năm qua. |
Đây là chuyên trang đặc biệt giới thiệu về lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, những thành tựu nổi bật của Thủ đô sau 70 năm giải phóng, đặc biệt là sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, của Đảng bộ Thành phố Hà Nội nói riêng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “văn hiến-văn minh-hiện đại”.
Một trong những điểm nhấn của Tri thức chuyên sâu “Hà Nội” chính là việc tập hợp khối dữ liệu lớn thông tin tư liệu về thủ đô trong chuyên mục “70 năm Giải phóng Thủ đô” với những dấu mốc quan trọng: Từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954; Chiến dịch Điện Biên phủ trên không 1972 cho tới ngày đất nước hoàn toàn thống nhất; quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội tới nay. Khối tư liệu này được phóng viên Báo Nhân Dân chọn lựa từ những tư liệu quý được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Hà Nội; Thư viện Quốc gia...
Chuyên mục “Hà Nội nghìn năm văn hiến” là những bài viết giới thiệu về những nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội như ẩm thực, nghề thủ công, văn hóa nghệ thuật truyền thống, các di sản văn hóa…. |
Ngoài tư liệu văn bản, các phóng viên Báo Nhân Dân còn gặp gỡ những nhân chứng lịch sử như các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu nữ sinh, nhân sĩ, trí thức, nghệ sĩ… đã từng tham gia tiếp quản thủ đô, chia sẻ về thời khắc đặc biệt Pháp rút quân hoàn toàn khỏi Hà Nội; quân ta tiếp quản thủ đô một cách an toàn, bảo vệ thành quả cách mạng…
Độc giả cũng được nhìn ngắm Hà Nội qua những tác phẩm ảnh đặc sắc về các địa danh mang dấu ấn trong sự kiện lịch sử 10/10/1954; sự phát triển vượt bậc về mặt kiến trúc, đô thị của Hà Nội ngày nay.
Một điểm nhấn thứ hai của Tri thức chuyên sâu “Hà Nội” là chuỗi Tin tức về các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô trên khắp cả nước, giúp bạn đọc hình dung được tiến trình lịch sử 70 năm lịch sử Hà Nội; sự phát triển của Hà Nội trên các lĩnh vực chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội-giáo dục-y tế…; tiến trình mở rộng địa giới, phát triển đô thị năng động, hiện đại, đi đầu trong công tác chuyển đổi số của Hà Nội.
Để cung cấp cho bạn đọc thông tin tổng quan về tiến trình lịch sử của Hà Nội nghìn năm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng thủ đô, Tri thức chuyên sâu “Hà Nội” có nhiều chuyên mục tập hợp những bài viết với nhiều chủ đề xuyên suốt.
Tri thức chuyên sâu "Hà Nội" triển khai chuỗi thông tin về các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô trên khắp cả nước. |
Chuyên mục “Hà Nội nghìn năm văn hiến” là những bài viết giới thiệu về những nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội như ẩm thực, nghề thủ công, văn hóa nghệ thuật truyền thống, các di sản văn hóa…
Chuyên mục đem đến cho bạn đọc những thông tin tư liệu và hình ảnh quý giá về di tích, di sản gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm của vùng đất kinh kỳ, như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, những di sản văn hóa phi vật thể, những loại hình nghệ thuật dân gian có sức sống trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, văn hóa ẩm thực đặc trưng của Hà Nội từ những món ăn cầu kỳ trong nghi lễ ở các gia đình cho đến những món quà vặt phố phường gợi nhiều thương nhớ cho người đi xa…
Chuyên mục cũng dẫn dắt bạn đọc đến những ngõ ngách nhỏ của Hà Nội, nơi có những phố nghề làng nghề, những người thợ thủ công, những nghệ nhân gìn giữ và theo đuổi những giá trị truyền thống được lưu giữ từ nhiều thế hệ…
Các bài viết được triển khai quy mô, ấn tượng với nhiều hình thức thể hiện phong phú. |
Chuyên mục “Thành phố hòa bình và phát triển” cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về dấu ấn phát triển của Thủ đô Hà Nội trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… cũng như khẳng định vị thế vai trò của Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước và khu vực; Các quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội trong tương lai.
Một sự kiện quan trọng của Hà Nội năm 1999 là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc, thể hiện niềm tin, khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam nói chung, của nhân dân Thủ đô Hà Nội nói riêng…
Báo Nhân Dân điện tử đăng tải một loạt bài viết về những nỗ lực của các nhân chứng trực tiếp tham gia vào quá trình chuẩn bị hồ sơ, vận động cho đề cử Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình; những hành động thiết thực để Hà Nội giữ vững và phát huy danh hiệu này.
Các nhân chứng lịch sử kể lại những ký ức, kỷ niệm về ngày tiếp quản thủ đô. |
Với khoảng 400 bài viết được đăng tải, Tri thức chuyên sâu “Hà Nội” là một kho dữ liệu quý, lưu giữ tất cả những thông tin về Hà Nội từ xưa tới nay phục vụ độc giả tra cứu, tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm.
Các nội dung bài viết được tổ chức trình bày theo hình thức báo chí đa phương tiện: E-magazine, infographic, chùm ảnh, video, bài tường thuật… tạo nên sức hấp dẫn trong đợt tuyên truyền sâu rộng về kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô trên Báo Nhân Dân.