Chuyện lạ chứng khoán Việt Nam: Cổ phiếu VNZ tăng gần 900.000 đồng/cp, vốn hóa hơn 1 tỷ USD
Cổ phiếu VNZ của Công ty Cổ phần VNG tăng trần 8 phiên liên tiếp (15%/phiên) lên gần 900.000 đồng/cp, khiến vốn hóa doanh nghiệp đạt hơn 1 tỷ USD.
Thời gian qua, khi cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG đang khiến cộng đồng nhà đầu tư chứng khoán dậy sóng khi liên tục tăng trần kèm thanh khoản hạn chế. Đến nay, đà tăng giá cổ phiếu này vẫn chưa có dấu hiệu chững lại.
Cổ phiếu VNZ tăng 8 phiên liên tiếp, cán mốc 893.400 đồng/cp |
Cổ phiếu VNZ chính thức lên sàn UPCoM vào ngày 5/1/2023. Sau cổ phiếu VNZ trải qua 14 phiên giao dịch liên tiếp trắng thanh khoản. Nhưng đến phiên thứ 15 vào ngày 1/2/2023, VNZ tiến vào chuỗi tăng trần kỳ lạ, mỗi phiên chỉ giao dịch 100 cổ phiếu khớp lệnh ở mức giá trần. Tính đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu đã gấp 3,7 lần mức giá tham chiếu 240.000 đồng/cp trước ngày 1/2.
VNG giải trình về việc cổ phiếu VNZ liên tục tăng trần |
Sau chuỗi tăng trần 8 phiên liên tiếp (mỗi ngày 15%), thị giá VNZ đạt 893.400 đồng/cp. Đây là mã chứng khoán có giá cao nhất trong lịch sử gần 23 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam sau khoảng 1 tháng lên UPCoM. Trước đó, danh hiệu này thuộc về Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định (HOSE: BMC) với mức giá 847.000 đồng/cp (tháng 5/2007).
Ngày 10/2/2023, Công ty cổ phần VNG đã có Công văn số 36/2023/CV/VNG-CBTT về về việc Công bố thông tin cổ phiếu VNZ tăng trần 5 phiên liên tiếp. Công ty cho rằng, việc cổ phiếu VNZ tăng hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu cung cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu, đánh giá của nhà đầu tư. Công ty không có bất cứ sự can thiệp hay kiểm soát nào đối với diễn biến giá cổ phiếu VNZ trong thời gian vừa qua. Hiện tại, hoạt động của công ty vẫn diễn ra bình thường, không có bất kỳ biến động nào từ việc tăng giá cổ phiếu.
Theo tìm hiểu, tính đến thời điểm hiện tại, số lượng cổ phiếu VNZ đang lưu hành là 28,7 triệu cổ phiếu, ước tính vốn hóa khoảng 25,6 nghìn tỷ đồng, tương ứng khoảng 1,09 tỷ USD.
Được biết, Công ty cổ phần VNG cơ cấu cổ đông "cô đặc". Khi thị giá cổ phiếu tăng mạnh đồng nghĩa với việc giá trị tài sản của các cổ đông lớn cũng "phình to". Cụ thể, giá trị tài sản của cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị VNG Lê Hồng Minh sở hữu 12,3% số lượng cổ phiếu lưu hành (tương ứng 3,53 triệu cổ phiếu), ước đạt hơn 3,1 nghìn tỷ đồng (gấp 3,7 lần so với trước ngày 1/2). Cổ đông ngoại duy nhất là VNG Limited (trụ sở tại Cayman Islands) đang nắm 61,12% cổ phiếu lưu hành, tương ứng 17,56 triệu cổ phiếu và tương ứng giá trị tài sản hơn 15,6 nghìn tỷ đồng.
Công ty cổ phần VNG có số lượng cổ đông "cô đặc" |
Điều đáng chú ý, cổ phiếu VNZ liên tục tăng trần trong bối cảnh thị trường chứng khoán chung đang ảm đạm và hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần VNG thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
Trong quý IV/2022, VNZ có doanh thu thuần đạt hơn 2.036 (tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2021), giá vốn bán hàng giảm nhẹ xuống 1.119 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp đạt hơn 917 tỷ đồng (tăng 19% so với cùng kỳ).
Doanh thu tài chính của VNZ giảm 51,7% xuống còn 27,8 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng mạnh 525%, lên hơn 50 tỷ đồng; lỗ trong công ty liên kết gần 40 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ lãi gần 11 tỷ đồng). Chi phí bán hàng tăng 4% lên 699 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 22,8% lên 448 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lỗ hơn 292 tỷ đồng. Kết quả, VNZ báo lỗ sau thuế hơn 547 tỷ đồng trong quý IV/2022 (cùng kỳ lỗ hơn 267 tỷ đồng).
Lũy kế cả năm 2022, doanh thu VNZ đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, nhưng lỗ sau thuế hơn 1,3 nghìn tỷ đồng (năm 2021 chỉ lỗ 71 tỷ đồng). Trong số đó, trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cuối kỳ là 2,72 nghìn tỷ đồng (tăng 1,18 nghìn tỷ đồng so với đầu năm).
Nguồn: https://congthuong.vn/
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
- Tìm lời giải cho bài toán bán ròng của khối ngoại
- Cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo và tiếp tục bị đình chỉ giao dịch
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Gỡ rào cản về cơ chế thanh toán để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
- Sửa Luật Chứng khoán hướng tới thu hút vốn, tăng quy mô nhà đầu tư tổ chức