Giới đầu tư ồ ạt bắt đáy
Phố Wall đảo chiều tăng điểm đầy bất ngờ trong ngày giao dịch đầu tuần (24/1), dù đã có thời điểm lao dốc không phanh trong phiên.
Theo đó, Dow Jones có thời điểm giảm tới hơn 3,2%, Nasdaq Composite mất gần 5%, thậm chí S&P 500 có lúc đã rơi vào vùng điều chỉnh khi giảm tổng cộng 10% so với mức đỉnh gần nhất ngày 3/1.
Tuy nhiên, giới đầu tư đã ồ ạt bắt đáy chính nhóm cổ phiếu đã bị bán tháo ngay khi mở cửa là nhóm công nghệ và dòng tiền nhanh chóng lan tỏa mạnh đã giúp các chỉ số trên đóng cửa tăng điểm.
Sự thay đổi này diễn ra sau khi S&P 500 và Nasdaq chịu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020, do ảnh hưởng từ việc đóng cửa, hạn chế đi lại để ngăn chặn đại dịch đã khiến nền kinh tế rơi vào vòng xoáy suy thoái mạnh..
Theo giới phân tích, áp lực bán tháo có thể đã đạt đến điểm giới hạn với chỉ số đo lường trạng thái biến động VIX, thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2020, vượt mức 38 điểm trong phiên.
Một khi thước đo về mức độ sợ hãi chạm đến những điểm cực đoan đó, thị trường có xu hướng phục hồi trở lại
Jake Dollarhide, Giám đốc điều hành của Longbow Asset Management tại Oklahoma, cho biết thêm: "Việc thị trường rơi vào vùng điều chỉnh thường là một điểm tốt về tâm lý cho các nhà đầu tư. Họ thấy rằng đó là một phần lành mạnh của thị trường".
Kết thúc phiên 24/1, chỉ số Dow Jones tăng 99,13 điểm (+0,29%), lên 34.364,50 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 12,19 điểm (+0,28%), lên 4.410,13 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 86,21 điểm (+0,63%), lên 13.855,13 điểm.
Chỉ số chứng khoán hàng đầu của châu Âu đã giảm mạnh tới gần 4%, bởi những lo lắng về một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và khả năng Fed sẽ đưa quan điểm diều hâu hơn trong cuộc họp tuần này.
Chỉ số STOXX 600 trên toàn châu Âu giảm 3,8%, đánh dấu ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2020.
Hôm Chủ nhật, Mỹ cho biết họ đã yêu cầu thành viên gia đình của các nhà ngoại giao rời Ukraine, một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy các quan chức Mỹ đang chuẩn bị cho một động thái leo thang quân sự từ phía Nga.
Nhóm cổ phiếu du lịch & giải trí, cũng như cổ phiếu công nghệ nhạy cảm với chính trị đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với chỉ số phụ theo dõi giảm hơn 5%, trong khi cổ phiếu công nghệ đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021.
Trong khi đó, khảo sát nhanh của IHS Markit cho thấy, sự phục hồi kinh tế của khu vực đồng euro đã chậm lại vào tháng 1 vừa qua, khi các hạn chế mới được áp dụng để ngăn chặn đà lây lan của biến thể Omicron.
Giúp hạn chế sự sụt giảm của chỉ số bluechip FTSE 100 của Anh, cổ phiếu Unilever đã tăng 7,3% sau khi có báo cáo rằng, Trian Partners, một quỹ đầu cơ của Nelson Peltz đã mua cổ phần trong công ty hàng tiêu dùng.
Trong khi đó, Vodafone tăng 4,5%, sau khi Reuters đưa tin Công ty và Iliad đang đàm phán để đạt được một thỏa thuận kết hợp các hoạt động kinh doanh tương ứng tại Ý.
Kết thúc phiên 24/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 196,98 điểm (-2,63%), xuống 7.297,15 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 592,75 điểm (-3,80%), xuống 15.011,13 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 280,80 điểm (-3,97%), xuống 6.787,79 điểm.
Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản tăng về cuối phiên, nhờ lực mua bắt đáy hoạt động, sau khi các chỉ số tương lai phố Wall tăng, mặc dù mức tăng đã bị chặn lại bởi sự thận trọng trước cuộc họp chính sách của Fed trong tuần này.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, dẫn đầu bởi cổ phiếu năng lượng, sau khi ngân hàng trung ương của nước này cắt giảm một loạt lãi suất ngắn và trung hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, do ảnh hưởng lớn từ Alibaba, sau khi xuất hiện cáo buộc về bê bối tham nhũng.
Chứng khoán Hàn Quốc có phiên giảm mạnh nhất trong 5 tuần, khi các nhà đầu tư lo ngại về việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed và căng thẳng địa chính trị tại Ukraine.
Kết thúc phiên 24/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 66,11 điểm (+0,24%), lên 27.588,37 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,54 điểm (+0,04%), lên 3.524,10 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 309,09 điểm (-1,24%), xuống 24.656,46 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 42,29 điểm (-1,49%), xuống 2.792,00 điểm.
Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Sáu tiếp tục giảm, khi giới đầu tư vẫn đứng ngoài chờ đợi cuộc họp đầu tiên của Fed trong năm 2022 vào tuần tới.
Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu Mỹ chưa hạ nhiệt cũng góp thêm phần sức ép đến giá kim loại quý.
Kết thúc phiên 24/1, giá vàng giao ngay giảm tăng 7,6 USD lên 1.843,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 1,2 USD lên 1.842,9 USD/ounce.
Giá dầu thô tăng trong đầu phiên giao dịch tại châu Á nhưng đã đảo chiều vào buổi sáng tại Mỹ khi đồng USD tăng lên mức cao nhất trong hai tuần, do căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây về Ukraine.
Đồng USD mạnh hơn khiến việc mua dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Trong phiên giao dịch ngày 24/1, giá dầu thô Brent phần lớn giao dịch trong sắc đỏ cả phiên giao dịch. Trong khi đó, dầu thô WTI duy trì mức giảm 2,15%, tương đương 1,83 USD, xuống 83,31 USD/thùng trước khi kết thúc phiên.
Sáng nay, giá dầu WTI giao tháng 2 tăng nhẹ lên 84,07 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô Brent giảm 1,62 USD, tương đương 1,84% xuống 86,27 USD/thùng.
Nguồn Tinnhanhchungkhoan.vn
https://tinnhanhchungkhoan.vn/gioi-dau-tu-o-at-bat-day-post290117.html
- Luật Chứng khoán sửa đổi: Bổ sung nhiều quy định thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều sâu
- Động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán đến từ những yếu tố nội tại của Việt Nam
- Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội vào thị trường M&A
- Kỳ vọng gì cho chứng khoán tháng cuối năm? Minh Tuấn Minh Tuấn Xem các bài viết của tác giả
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Dù biến động mạnh nhưng Vn-Index vẫn có tuần tăng điểm
- Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sớm thu hẹp
- Chứng khoán ngày 22/11: Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại
- Chứng khoán có thể sớm tăng trở lại