Cổ phiếu cần quan tâm ngày 4/7
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 4/7 của các công ty chứng khoán. Khuyến nghị mua cổ phiếu HT1, giá mục tiêu 18.700 đồng/CP
Công ty cổ phần xi măng VICEM Hà Tiên (HT1 – sàn HOSE) luôn có hiệu quả hoạt động vượt trội trong ngành xi măng nhờ lợi thế chi phí vận chuyển thấp.
Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ sẽ phục hồi dần về mức trước dịch trong năm 2022-2023 nhờ hưởng lợi từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và tình trạng cung nhỏ hơn cầu tại thị trường miền Nam; cùng biên lợi nhuận gộp năm 2022 giảm do giá bán tăng không đủ bù đắp đà tăng giá than.
BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 lần lượt là 9.236 tỷ đồng (tăng 30,7% so với năm trước) và 380 tỷ đồng (tăng 2,7%) với giả định: sản lượng tăng 9%, biên lợi nhuận gộp giảm về 10,9% do giá than tăng 100% nhưng giá bán chỉ tăng 20%.
Năm 2023, BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 9.160 tỷ đồng (giảm 1% so với năm trước) và 419 tỷ đồng (tăng 10,2%) với giả định: sản lượng tăng 4,4%, biên lợi nhuận gộp tăng lên 11,5% do giá than giảm 20% khi nguồn cung ổn định trở lại và giá bán tăng 5% do tình trạng dư cung trong nước.
BSC khuyến nghị mua cổ phiếu HT1, giá mục tiêu 18.700 đồng/CP, tương đương upside 20% so với giá ngày 30/06/2022 dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền (FCFF) với giả định HT1 sẽ tăng dần sản lượng về mức trước đại dịch và hoạt động ổn định ở mức công suất này.
Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu PVT
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Trong năm 2022, Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVT – sàn HOSE) đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất là 6.500 tỷ đồng (giảm 12,9% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 480 tỷ đồng (giảm 42,5%). Các mục tiêu này cho thấy thái độ thận trọng của Hội đồng quản trị trong bối cảnh bất ổn về chính trị và kinh tế.
Tuy nhiên, PVT thông thường đặt ra các mục tiêu thận trọng, trong khi đã thành công đạt được từ 117% -141% kế hoạch doanh thu và 149% -206% lợi nhuận sau thuế kế hoạch trong vòng 4 năm qua.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, PVT đạt 4.100 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, lần lượt hoàn thành 63% và 83% kế hoạch năm 2022.
Chúng tôi kỳ vọng PVT có thể vượt kế hoạch kinh doanh năm nay dựa trên chia sẻ của HĐQT về (1) khối lượng vận chuyển/hải lý tăng, phản ánh nhu cầu vận tải cao hơn; (2) nguồn cung tàu thấp đi do chi phí đóng tàu cao hơn. Hai tác nhân này giúp PVT duy trì mức cước vận chuyển cao trong năm 2022F.
Năm 2021, PVT nắm giữ 100% thị phần vận chuyển dầu thô và LPG trong nước, đồng thời chiếm 30% thị phần vận tải xăng dầu trong nước.
Năm 2021, 80% đội tàu của công ty hoạt động trên các tuyến quốc tế, đóng góp 43% tổng doanh thu hợp nhất.
Công ty đặt mục tiêu đạt 3,560 tỷ đồng vốn điều lệ vào năm 2022F thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%.
PVT hiện được giao dịch với TTM PE là 10.2x, thấp hơn PE trung bình 5 năm là 10.8x. Động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Do đó chúng tôi đưa ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PVT.
- Cơ hội nào cho VN-Index trong giai đoạn cuối năm 2024?
- Tăng trưởng lợi nhuận và lãi suất thấp là động lực cho thị trường chứng khoán
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
- Tìm lời giải cho bài toán bán ròng của khối ngoại
- Cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo và tiếp tục bị đình chỉ giao dịch
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?