Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới (Kế hoạch).
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới (Kế hoạch).
Theo Quyết định, mục đích của Kế hoạch nhằm quán triệt, tuyên truyền, tổ chức thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ Ban Bí thư giao tại Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 (Kết luận số 86-KL/TW) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy hơn nữa vai trò của nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Xác định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương, Hội Đông y Việt Nam và cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Yêu cầu đặt ra là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị và xã hội về phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị để phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Phân công trách nhiệm của các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch bảo đảm thời gian tiến độ và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện. Bảo đảm đầy đủ nguồn lực để thực hiện Kế hoạch.
11 nội dung thực hiện
Kế hoạch nêu rõ 11 nội dung thực hiện gồm:
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.
2. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam.
3. Tổ chức, quản lý: Hoàn thiện hệ thống quản lý từ trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực y học cổ truyền.
4. Phát triển dược liệu và thuốc cổ truyền: Phát triển vùng nuôi trồng dược liệu theo quy mô công nghiệp; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an ninh, an toàn dược liệu.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực y học cổ truyền, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành.
6. Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu cả về y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
7. Hợp tác quốc tế: Chủ động tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của y học cổ truyền Việt Nam ra trường quốc tế.
8. Công tác thanh tra, kiểm tra: Tiếp tục tổ chức có hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý dược liệu, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền và các dịch vụ y học cổ truyền.
9. Tập trung phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền; nâng cao chất lượng dịch vụ của y học cổ truyền gắn với chăm sóc sức khỏe và phục vụ du lịch.
10. Tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào công tác phát triển y học cổ truyền.
11. Phát huy vai trò của Hội Đông y Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội nghề nghiệp
Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp chặt chẽ với Hội Đông y các cấp để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Bộ Y tế (trước ngày 01 tháng 11) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội Đông y Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiếp tục rà soát, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về y học cổ truyền, trong đó kịp thời hướng dẫn và đẩy mạnh công tác tổ chức thực hiện, định kỳ đánh giá kết quả các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển y học cổ truyền Việt Nam theo Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hội Đông y Việt Nam, căn cứ Kế hoạch này chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao tại phụ lục Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ. Hàng năm phối hợp với Bộ Y tế báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư theo quy định.
Khánh Linh
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- Hệ thống hóa pháp luật để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa đổi Luật Việc làm: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024