Đồng rúp Nga phục hồi dấy lên lo ngại về tác động của các lệnh trừng phạt
Thứ Tư (30/3), đồng rúp Nga đã phục hồi giá trị khi Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu chuyển sang “chôn vùi” nền kinh tế Nga dưới hàng nghìn lệnh trừng phạt mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sử dụng các biện pháp tiền tệ “cực đoan” để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt của phương Tây và lạm phát tiền tệ.
Trong khi phương Tây áp đặt các mức trừng phạt “chưa từng có” đối với nền kinh tế Nga, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất lên 20% và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ đối với những cá nhân, tổ chức muốn đổi đồng rúp lấy đồng đô la hoặc euro.
Màn hình văn phòng trao đổi tiền tệ hiển thị tỷ giá hối đoái của Đô la Mỹ và Euro sang đồng Rúp Nga ở Moscow. Ảnh: AP.
Đó là một biện pháp bảo vệ tài chính. Ông Putin có thể sẽ không duy trì được vị thế của mình khi các lệnh trừng phạt dài hạn đè nặng lên nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, sự phục hồi của đồng rúp có thể cho thấy rằng các lệnh trừng phạt hiện tại không thực sự hiệu quả như các đồng minh Ukraine mong đợi trong việc gây sức ép buộc ông Putin rút quân khỏi Ukraine.
Điều đó cũng có thể là một dấu hiệu chứng minh những nỗ lực của Nga nhằm “nâng đỡ” đồng tiền của mình bằng cách tận dụng tiềm năng lĩnh vực dầu khí của mình.
Trong quá khứ, đồng rúp được giao dịch ở mức khoảng 85 rúp/1 đô la Mỹ trước khi Nga tiến hành cuộc chiến sự. Thế nhưng, đồng rúp đã giảm xuống mức 150 đô la vào ngày 7 tháng 3, khi chính quyền Biden thông báo lệnh cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga vào Hoa Kỳ.
Phát biểu trước Quốc hội Na Uy vào thứ Tư (30/3), Tổng thống Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây hãy gây ra những “nỗi đau tài chính lớn hơn” cho Nga. Ông nói thêm: “Các gói trừng phạt càng mạnh thì chúng ta càng nhanh chóng mang lại hòa bình”.
Việc các quốc gia châu Âu mua dầu và khí đốt tự nhiên của Nga ngày càng bị chỉ trích là “lỗ hổng” và là “cứu cánh” cho nền kinh tế Nga.
"Mọi thứ đều xoay quanh nguồn thu năng lượng của Nga." Chúng chiếm một nửa ngân sách liên bang của họ. Theo Tania Babina, một nhà kinh tế của Đại học Columbia, nhận định.
Đồng rúp cũng tăng giá do có thông tin rằng Điện Kremlin sẽ “cởi mở hơn” trong việc đàm phán ngừng bắn với Ukraine. Việc Nga thông báo sẽ thu hẹp quy mô hoạt động đã “vấp” phải sự hoài nghi của các quan chức Mỹ và phương Tây.
Theo ông Biden, các lệnh trừng phạt đối với các tổ chức tài chính và công ty của Nga đã kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và khiến hàng trăm công ty quốc tế rút khỏi nước này. Vì thế, những nỗ lực của Nga bằng cách bất chấp các lệnh trừng phạt nhằm “bảo vệ” đồng rúp chỉ có thể đi xa.
Được biết, ngân hàng Trung ương Nga không thể tiếp tục tăng lãi suất vì làm như vậy sẽ “bóp nghẹt” tín dụng đối với các doanh nghiệp và người đi vay. Các cá nhân và doanh nghiệp cuối cùng sẽ nghĩ ra cách để vượt qua sự kiểm soát vốn của Nga bằng cách chuyển tiền với số lượng nhỏ hơn.
Các nhà kinh tế dự đoán rằng các hình phạt cuối cùng sẽ đè nặng lên đồng rúp làm suy giảm nền kinh tế Nga. Đồng tiền của Nga chắc chắn sẽ “yếu” hơn nếu những nỗ lực này không được thực hiện.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga sang châu Âu, cũng như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn được tiếp tục. Những mặt hàng xuất khẩu này đã đóng vai trò là nền tảng tài chính, là “đòn bẩy” của nền kinh tế Nga.
Việc Liên minh châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga để cung cấp điện và hệ thống sưởi đã khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn nhiều, đơn cử như chính quyền Biden đã làm khi cấm một lượng tương đối nhỏ xăng dầu nhập khẩu từ Nga.
Theo ước tính, nếu EU, Anh và Mỹ cấm nhập khẩu dầu khí của Nga, nền kinh tế Nga có thể giảm hơn 20% trong năm nay. Điều này so với các biện pháp trừng phạt hiện tại, dự đoán sẽ giảm tới 15%.
Nhà Trắng và các nhà kinh tế đã lập luận rằng tác động đầy đủ của các lệnh trừng phạt phải mất vài tuần hoặc vài tháng, khi các ngành công nghiệp đóng cửa do thiếu nguyên liệu hoặc vốn, hoặc cả hai.
Tuy nhiên, những người chỉ trích chính quyền cho rằng sự phục hồi của đồng rúp chứng tỏ Nhà Trắng cần phải hành động nhiều hơn nữa.
Nhưng đó là một yêu cầu khó khăn hơn đối với các quốc gia châu Âu, ví dụ Đức, những quốc gia phụ thuộc vào Nga về nguồn khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Nhìn chung, EU nhận được 10% lượng dầu từ Nga và hơn một phần ba lượng khí đốt tự nhiên. Nhiều quốc gia trong số đó đã cam kết từ bỏ sự phụ thuộc đó - nhưng không phải ngay lập tức là bãi bỏ được.
Nhưng đó là một yêu cầu khó khăn hơn đối với các quốc gia châu Âu khác như Đức, những quốc gia phụ thuộc vào Nga về nguồn khí đốt tự nhiên và dầu mỏ quan trọng. Nhìn chung, EU nhận được 10% lượng dầu từ Nga và hơn một phần ba lượng khí đốt tự nhiên. Nhiều quốc gia trong số đó đã cam kết từ bỏ sự phụ thuộc đó - nhưng không phải ngay lập tức.
Nhà phân tích Charles Lichfield của Hội đồng Đại Tây Dương viết: “Nếu các quốc gia châu Âu từ bỏ dầu mỏ của Nga nhanh chóng hơn, thì lệnh cấm vận toàn diện hơn từ châu Âu sẽ đe dọa giá trị thặng dư tài khoản vãng lai của Nga - khiến việc trả lương cho khu vực công và chi phí chiến tranh trở nên khó khăn hơn ”.
Nguồn Congluan.vn
https://congluan.vn/dong-rup-nga-phuc-hoi-day-len-lo-ngai-ve-tac-dong-cua-cac-lenh-trung-phat-post187976.html
- Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam
- Từ 20/11, áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/11/2024: Một nhà băng tăng mạnh, cán mốc 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 11/11/2024: Agribank 'vô địch' nhóm Big4 kỳ hạn ngắn
- Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?
- Fed tiếp tục giảm lãi suất, giá vàng tăng vọt trở lại, chứng khoán lập đỉnh
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/11/2024: Ngân hàng Big4 liên tục tăng lãi huy động
- Hơn 1,2 triệu tỷ trong Quỹ BHXH: Là số dư sổ sách, không phải tiền ở tài khoản
- Giá USD ngân hàng diễn biến trái chiều