Dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương châu Á tăng trở lại
Ấn Độ đang dẫn đầu các ngân hàng trung ương ở thị trường mới nổi châu Á trong việc xây dựng lại dự trữ ngoại hối. Đây là động thái được kỳ vọng sẽ giúp các quốc gia bảo vệ đồng nội tệ nếu đồng đô la phục hồi.
Theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu dự trữ ngoại hối, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và các nền kinh tế Đông Nam Á đã thu hồi được khoảng 132 tỷ USD kể từ tháng 11 - hơn một nửa số tiền đã sụt giảm vào năm ngoái - bằng cách mua vào đồng đô la khi đồng tiền này trở nên yếu đi.
Dự trữ ngoại hối của các nền kinh tế này đã giảm 243 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2022 khi họ tìm cách bảo vệ đồng tiền nội tệ trước áp lực tăng giá nhanh chóng của đồng đô la. Việc xây dựng lại dự trữ ngoại hối có thể giúp các thị trường mới nổi của châu Á chống lại bất kỳ sự phục hồi tiềm năng nào của đồng bạc xanh, vào thời điểm một số nhà đầu tư đang bắt đầu định giá lãi suất cao nhất của Mỹ, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đối với tài sản rủi ro.
“Nếu việc tái phân bổ tài sản của các nhà đầu tư trở lại thị trường mới nổi châu Á tiếp tục thành hiện thực sau khi dòng vốn đầu tư nước ngoài rút ròng đáng kể khỏi khu vực và định vị tỷ trọng thấp trong suốt hầu hết năm ngoái, chúng tôi tin rằng các ngân hàng trung ương châu Á ngoài Nhật Bản sẽ tích lũy dự trữ ngoại hối trong những tháng tới”, các chiến lược gia của Nomura cho biết.
Dự trữ ngoại hối của các quốc gia |
Deutsche Bank đã có chiến thuật chuyển sang xu hướng “giữ” hoặc “giảm tỷ trọng” đối với phần lớn các khuyến nghị về tiền tệ châu Á theo xu hướng dài hạn, nhưng vẫn tích cực đối với các đồng tiền tệ châu Á từ góc độ trung hạn.
Kể từ khi mất 100 tỷ USD phần lớn do hỗ trợ đồng rupee vào năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã tận dụng mọi cơ hội để mua vào đồng đô la, tăng dự trữ ngoại hối thêm gần 50 tỷ USD trong ba tháng qua. Theo tính toán của Bloomberg, Hàn Quốc đã tăng thêm 26 tỷ USD trong cùng kỳ sau khi mất 49 tỷ USD trước đó và Indonesia đã thu hồi được 9 tỷ USD trong số 15 tỷ USD đã mất.
Tuy nhiên, những dữ liệu kinh tế được công bố gần đây đã đặt ra nghi ngờ về những kỳ vọng đó. Các quan chức Fed đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng lãi suất hơn nữa để giúp chế ngự lạm phát sau khi dữ liệu lạm phát tháng 1 của Mỹ một lần nữa cao hơn ước tính của các nhà kinh tế.
Theo ước tính của ngân hàng ANZ, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 8,6 tỷ USD tài sản tại các thị trường mới nổi châu Á ngoại trừ Trung Quốc vào tháng 1.
“Ngân hàng hiện kỳ vọng dòng tiền vào khu vực sẽ tiếp tục, mặc dù rủi ro đối với quan điểm đó bao gồm lạm phát ở Mỹ không giảm như dự kiến và khả năng trì hoãn đàm phán về trần nợ công của Mỹ”, Khoon Goh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á của ANZ cho biết.
Mallika Sachdeva, người đứng đầu chiến lược vĩ mô châu Á tại Deutsche Bank cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng ngưỡng tăng tỷ giá hối đoái để can thiệp đã được đáp ứng. Sẽ là hợp lý nếu các ngân hàng trung ương châu Á bắt đầu can thiệp. Chúng tôi nhận thấy các giai đoạn can thiệp của ngân hàng trung ương châu Á có xu hướng làm chậm đáng kể các chuyển động của tỷ giá hối đoái, nhưng không thành công trong việc đảo ngược kỹ thuật”.
Nguồn: https://www.saigondautu.com.vn/
- Tỷ giá hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- Gã khổng Aramco tụt xuống thứ 3 thế giới về vốn hóa
- Hàng trăm nghìn nhà đầu tư mắc kẹt với siêu cổ phiếu 'vang bóng một thời'
- Vàng được dự báo rớt về vùng giá 51 triệu đồng
- NHNN tiếp tục hút ròng tiền, lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ trở lại
- Liên tục hút ròng, Ngân hàng Nhà nước đón đợi diễn biến bên kia bán cầu
- Chia lửa với chính sách tiền tệ
- Vẫn còn những yếu tố tạo kỳ vọng cho trái phiếu doanh nghiệp
- Bộ Tài chính yêu cầu thanh tra các công ty bảo hiểm