EU vẫn vật lộn với lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
Hôm nay (30/5) các nhà lãnh đạo EU sẽ gặp nhau trong một tinh thần đoàn kết mới với Ukraine, nhưng những bất đồng về việc có nên nhắm mục tiêu vào dầu của Nga trong gói trừng phạt 6 hay không vẫn luôn hiện hữu.
Hôm nay, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, người đã tiếp 27 nguyên thủ và chính phủ của EU thông qua cầu truyền hình đã liên tục yêu cầu EU nhắm mục tiêu vào lĩnh vực năng lượng mũi nhọn của Nga và tước đi hàng tỷ euro tiền cung ứng mỗi ngày của siêu cường này.
Tuy nhiên, Hungary, cùng với Slovakia, Cộng hòa Séc và Bulgaria, đang đứng đầu một nhóm các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga và không đủ khả năng thực hiện các động thái như vậy.
EU đang nỗ lực để cấm vận ngành công nghiệp năng lượng mũi nhọn của Nga. Ảnh: AP.
Được biết, Hungary nhập khẩu hơn 60% lượng dầu và 85% lượng khí đốt tự nhiên từ Nga. Thủ tướng Viktor Orban đã yêu cầu tránh cấm vận dầu mỏ trong cuộc họp này.
EU đã 5 lần tung ra các gói trừng phạt Nga vì các hoạt động chiến sự của họ ở Ukraine. Hơn 1.000 người đã bị nhắm mục tiêu, bao gồm cả Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức chính phủ hàng đầu Nga, hàng loạt các nhà tài phiệt ủng hộ Điện Kremlin, các ngân hàng, ngành công nghiệp than và những bên liên quan.
Vào ngày 4/5, gói trừng phạt thứ 6 đã được công bố, nhưng toàn khối EU vẫn gặp bế tắc về lệnh cấm dầu mỏ. Các quan chức đã tranh luận trước hội nghị rằng có thể đạt được giải pháp bằng cách nhắm mục tiêu vào dầu được vận chuyển bằng tàu và “giữ lửa” trên đường ống dẫn dầu đến Hungary nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia này.
Một quan chức cấp cao của EU chia sẻ: “Chúng tôi sẽ tấn công ít nhất 2/3 lô hàng nếu nhắm mục tiêu dầu đến bằng đường biển của Nga. Được biết, Hungary và Slovakia dựa vào dầu của Nga được cung cấp qua đường ống Druzhba (đường ống dẫn dầu có quy mô lớn nhất và dài nhất thế giới, có thể dẫn dầu này xuất phát từ miền trung nước Nga nối với những giếng dầu lớn ở Tây Siberia, sau đó được tiếp nối với những trung tâm lọc dầu lớn ở châu Âu) từ thời Liên Xô.
Khó khăn hiện tại đối với các quốc gia là liên quan quá nhiều đến dầu khai thác từ biển, đó là sự phụ thuộc rất lớn, chẳng hạn như Bỉ, Đức và Hà Lan, sẽ phải đối mặt với chi phí dầu tăng phi mã, làm sai lệch khả năng cạnh tranh vì Hungary vẫn đang nhập khẩu dầu giá rẻ của Nga.
Cuối tuần qua, các chuyên gia đã không thể đạt được thỏa thuận về một bước như vậy, nhưng đã tiếp tục các cuộc thảo luận trước hội nghị thượng đỉnh.
Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại Bỉ cũng sẽ tập trung vào hỗ trợ tài chính bền vững của EU cho Ukraine - nhiều khả năng là việc phê duyệt khoản tiếp viện trị giá 9 tỷ euro (9,7 tỷ USD) - cũng như hỗ trợ quân sự và điều tra tội phạm chiến tranh.
Vào thứ Ba (31/5), các nhà lãnh đạo dự sẽ thảo luận về an ninh lương thực, dự định thúc giục chính phủ của họ xúc tiến việc xây dựng trên "các làn đường đoàn kết" để giúp Ukraine xuất khẩu ngũ cốc và các mặt hàng khác.
Nguồn https://congluan.vn/eu-van-vat-lon-voi-lenh-cam-van-dau-mo-cua-nga-post197108.html
- Serbia kiên quyết từ chối trừng phạt Nga bất chấp sức ép từ Đức
- Nga tự tin trụ vững trước áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây
- Cai dầu, châu Âu vẫn nhận khí đốt từ Nga?
- Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
- Dự báo có 4 tỷ hành khách đi lại bằng đường hàng không vào năm 2024
- Phương Tây chia rẽ về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine
- Đại sứ Nga bỏ họp LHQ giữa chừng vì phát biểu của châu Âu
- Tổng thống Biden xem xét nới lỏng thuế quan với Trung Quốc
- Chủ tịch Liên minh châu Phi kêu gọi giải phóng ngũ cốc khi gặp ông Putin